Đầu năm mới, bên cạnh tục xông đất, xuất hành, người ta còn chọn ngày tốt để thực hiện tục mở hàng với ước vọng việc làm ăn, buôn bán của mình trong cả năm gặp nhiều may mắn, tài lộc, tránh điều rủi ro, không hay.
Việc mở hàng đầu năm đặc biệt được giới kinh doanh chuẩn bị chu đáo.
Anh Quốc, giám đốc một công ty sửa chữa ôtô ở Hà Nội phải nhờ thầy xem đầu năm Nhâm Thìn có ngày nào đẹp nhất, hợp với tuổi anh để chọn làm ngày mở cửa công ty.
Anh kể rằng, trong thâm tâm anh muốn mở hàng vào ngày mồng Sáu tháng Giêng bởi hôm đó là ngày thứ bẩy, còn ngày chủ nhật để các anh em trong công ty đến nhà nhau chúc Tết và thứ hai bắt đầu vào guồng làm việc.
Tuy vậy, khi anh đi xem, thầy lại nói, năm nay ngày Tân Mão (mồng Chín tháng Giêng) là ngày đẹp lại hợp với tuổi anh nhất, nếu mở hàng vào ngày này công ty sẽ có một năm làm ăn thuận lợi, phát đạt. Vậy là, anh Quốc quyết định nghe lời thầy, mở hàng muộn hơn dự tính ban đầu ba ngày.
Hay anh Thành, giám đốc công ty phân phối hàng điện tử, Cầu Giấy, Hà Nội cũng tỏ ra cẩn thận trong việc chọn ngày mở hàng.
Anh Thành cho biết, anh đã giao cho vợ nhiệm vụ chọn ngày lành tháng tốt để mở hàng. Được thầy phán năm nay mở hàng đẹp nhất là vào hai ngày mồng Hai và mồng Chín tháng Giêng, vậy là anh Thành cân nhắc và cuối cùng quyết định sẽ mở hàng vào ngày mồng Chín vì theo kinh nghiệm của anh, mặt hàng này thường ít khách mua vào những ngày Tết nên anh và gia đình sẽ dành thời gian đó để đi du lịch.
Không chỉ chủ doanh ngfhieejp quan tâm đến ngày mở cửa đầu năm, mà ngay cả những người làm ăn nhỏ lẻ cũng rất quan tâm đến ngày này.
Bà Dung, chủ một cửa hàng tạp hóa ở Tôn Đức Thắng, Hà Nội cho hay đã cất công đi hỏi các cụ cao tuổi trong phố, những người hiểu biết về tử vi, lá số, được biết, năm nay ngày mồng Hai và mồng Chín tháng Giêng là hai ngày đẹp nhất cho việc mở hàng.
Cửa hàng nằm ngay cạnh nhà của gia đình nên có thể vừa mở cửa trông hàng mà vẫn vui Tết. Nghĩ vậy, bà Dung đã chọn mở hàng vào ngày mồng Hai để không bị mất khách suốt một tuần.
“Mặt hàng muối, mắm, bánh kẹo, rượu, chè… không chỉ bán chạy vào những ngày giáp Tết mà dịp đầu năm cũng bán được cho cả khách quen lẫn khách qua đường nên mình mở hàng sớm ngày nào tốt ngày đó. May mà còn có ngày mồng Hai đẹp, chứ đợi đến ngày mồng Chín thì phí mất khách của một tuần,” bà Dung nói.
Giống như bà Dung nhiều người bán hàng rau, hàng bún, phở cũng chọn ngày mồng Hai để mở hàng.
Chị Nhàn, bán bún ốc ở Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội cho biết, chị sẽ mở hàng vào sáng mồng Hai Tết là ngày Giáp Thân, vừa hợp với tuổi chị lại là ngày đẹp. Hơn nữa, theo kinh nghiệm từ các năm trước của chị thì những ngày này lượng khách quen đến ăn sáng đông và ổn định.
Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn để mở hàng được vào ngày tốt nhất ví như các doanh nghiệp nhà nước, họ phải tuân theo lịch nghỉ đã quy định, nên một số nơi chọn ngày đẹp chỉ đến “xông đất”một lúc để lấy may. Hay, một số doanh nghiệp khác lại chọn ngày “mở cửa” sao phù hợp với tính chất của công việc, miễn ngày đó không bị coi là “ngày xấu.”
Theo nhà sử học Bùi Thiết, tục mở hàng đầu năm là một nét văn hóa của người Việt Nam, đặc biệt là những người kinh doanh.
Từ xa xưa, người Việt Nam quan niệm, ngày đầu tiên mở hàng trong năm mới có ý nghĩa rất quan trọng. Nếu trong ngày này, việc buôn bán thuận lợi thì những ngày tiếp theo trong năm cũng may mắn. Ngược lại, nếu không phải ngày đẹp, cả năm sẽ xui xẻo.
Bởi vậy, ngoài việc chọn ngày tốt để mở hàng, người chủ hàng còn mong người khách đầu tiên của mình sẽ là người dễ tính, nhẹ vía để mua nhanh bán chóng. Còn người mua cũng chọn những chủ hàng vốn có tính xởi lởi, bán giá cả hợp lý để mua lấy may.
Vì tâm lý đó, đã có nhiều chủ hàng phải hẹn trước người khách mình ưng ý để nhờ vả vào ngày họ mở cửa thì vị khách đó đến sớm, là người đầu tiên mua hàng giúp chủ hàng lấy vía may cho cả năm.
Không chỉ phía các doanh nghiệp, người buôn bán, mà người dân cũng rất quan tâm đến việc mở hàng đầu năm mới. Họ quan niệm, mình mở hàng cái gì sẽ ứng cái đó vào cuộc sống của gia đình mình trong cả năm.
Bởi vậy, người ta hay chọn những mặt hàng có vị ngọt, mặn, bùi, béo… mang tính biểu tượng về niềm vui, hạnh phúc, may mắn, phát đạt như đường, mía, muối, bánh đa gấc…
Đặc biệt, người dân rất kỵ mở hàng với các loại thuốc, những đồ mang màu đen bởi họ quan niệm đầu năm đã mua thuốc thì cả năm gia đình sẽ bị bệnh tật, mua màu đen thì cả năm gặp đen đủi…
Tuy nhiên, nhà sử học Bùi Thiết cũng nhấn mạnh, quan niệm này mang tính may, rủi và được tổng kết bằng kinh nghiệm chứ không mang tính khoa học.
Việc đi xem ngày mở hàng lấy may mắn và việc chọn khách, chọn chủ… để mua, bán chỉ mang tính chất giải tỏa tâm lý.
“Tuy nhiều người cho rằng ‘có thờ có thiêng, có kiêng có lành’ nhưng không nên quá mê tín,” ông Thiết nói./.
Việc mở hàng đầu năm đặc biệt được giới kinh doanh chuẩn bị chu đáo.
Anh Quốc, giám đốc một công ty sửa chữa ôtô ở Hà Nội phải nhờ thầy xem đầu năm Nhâm Thìn có ngày nào đẹp nhất, hợp với tuổi anh để chọn làm ngày mở cửa công ty.
Anh kể rằng, trong thâm tâm anh muốn mở hàng vào ngày mồng Sáu tháng Giêng bởi hôm đó là ngày thứ bẩy, còn ngày chủ nhật để các anh em trong công ty đến nhà nhau chúc Tết và thứ hai bắt đầu vào guồng làm việc.
Tuy vậy, khi anh đi xem, thầy lại nói, năm nay ngày Tân Mão (mồng Chín tháng Giêng) là ngày đẹp lại hợp với tuổi anh nhất, nếu mở hàng vào ngày này công ty sẽ có một năm làm ăn thuận lợi, phát đạt. Vậy là, anh Quốc quyết định nghe lời thầy, mở hàng muộn hơn dự tính ban đầu ba ngày.
Hay anh Thành, giám đốc công ty phân phối hàng điện tử, Cầu Giấy, Hà Nội cũng tỏ ra cẩn thận trong việc chọn ngày mở hàng.
Anh Thành cho biết, anh đã giao cho vợ nhiệm vụ chọn ngày lành tháng tốt để mở hàng. Được thầy phán năm nay mở hàng đẹp nhất là vào hai ngày mồng Hai và mồng Chín tháng Giêng, vậy là anh Thành cân nhắc và cuối cùng quyết định sẽ mở hàng vào ngày mồng Chín vì theo kinh nghiệm của anh, mặt hàng này thường ít khách mua vào những ngày Tết nên anh và gia đình sẽ dành thời gian đó để đi du lịch.
Không chỉ chủ doanh ngfhieejp quan tâm đến ngày mở cửa đầu năm, mà ngay cả những người làm ăn nhỏ lẻ cũng rất quan tâm đến ngày này.
Bà Dung, chủ một cửa hàng tạp hóa ở Tôn Đức Thắng, Hà Nội cho hay đã cất công đi hỏi các cụ cao tuổi trong phố, những người hiểu biết về tử vi, lá số, được biết, năm nay ngày mồng Hai và mồng Chín tháng Giêng là hai ngày đẹp nhất cho việc mở hàng.
Cửa hàng nằm ngay cạnh nhà của gia đình nên có thể vừa mở cửa trông hàng mà vẫn vui Tết. Nghĩ vậy, bà Dung đã chọn mở hàng vào ngày mồng Hai để không bị mất khách suốt một tuần.
“Mặt hàng muối, mắm, bánh kẹo, rượu, chè… không chỉ bán chạy vào những ngày giáp Tết mà dịp đầu năm cũng bán được cho cả khách quen lẫn khách qua đường nên mình mở hàng sớm ngày nào tốt ngày đó. May mà còn có ngày mồng Hai đẹp, chứ đợi đến ngày mồng Chín thì phí mất khách của một tuần,” bà Dung nói.
Giống như bà Dung nhiều người bán hàng rau, hàng bún, phở cũng chọn ngày mồng Hai để mở hàng.
Chị Nhàn, bán bún ốc ở Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội cho biết, chị sẽ mở hàng vào sáng mồng Hai Tết là ngày Giáp Thân, vừa hợp với tuổi chị lại là ngày đẹp. Hơn nữa, theo kinh nghiệm từ các năm trước của chị thì những ngày này lượng khách quen đến ăn sáng đông và ổn định.
Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn để mở hàng được vào ngày tốt nhất ví như các doanh nghiệp nhà nước, họ phải tuân theo lịch nghỉ đã quy định, nên một số nơi chọn ngày đẹp chỉ đến “xông đất”một lúc để lấy may. Hay, một số doanh nghiệp khác lại chọn ngày “mở cửa” sao phù hợp với tính chất của công việc, miễn ngày đó không bị coi là “ngày xấu.”
Theo nhà sử học Bùi Thiết, tục mở hàng đầu năm là một nét văn hóa của người Việt Nam, đặc biệt là những người kinh doanh.
Từ xa xưa, người Việt Nam quan niệm, ngày đầu tiên mở hàng trong năm mới có ý nghĩa rất quan trọng. Nếu trong ngày này, việc buôn bán thuận lợi thì những ngày tiếp theo trong năm cũng may mắn. Ngược lại, nếu không phải ngày đẹp, cả năm sẽ xui xẻo.
Bởi vậy, ngoài việc chọn ngày tốt để mở hàng, người chủ hàng còn mong người khách đầu tiên của mình sẽ là người dễ tính, nhẹ vía để mua nhanh bán chóng. Còn người mua cũng chọn những chủ hàng vốn có tính xởi lởi, bán giá cả hợp lý để mua lấy may.
Vì tâm lý đó, đã có nhiều chủ hàng phải hẹn trước người khách mình ưng ý để nhờ vả vào ngày họ mở cửa thì vị khách đó đến sớm, là người đầu tiên mua hàng giúp chủ hàng lấy vía may cho cả năm.
Không chỉ phía các doanh nghiệp, người buôn bán, mà người dân cũng rất quan tâm đến việc mở hàng đầu năm mới. Họ quan niệm, mình mở hàng cái gì sẽ ứng cái đó vào cuộc sống của gia đình mình trong cả năm.
Bởi vậy, người ta hay chọn những mặt hàng có vị ngọt, mặn, bùi, béo… mang tính biểu tượng về niềm vui, hạnh phúc, may mắn, phát đạt như đường, mía, muối, bánh đa gấc…
Đặc biệt, người dân rất kỵ mở hàng với các loại thuốc, những đồ mang màu đen bởi họ quan niệm đầu năm đã mua thuốc thì cả năm gia đình sẽ bị bệnh tật, mua màu đen thì cả năm gặp đen đủi…
Tuy nhiên, nhà sử học Bùi Thiết cũng nhấn mạnh, quan niệm này mang tính may, rủi và được tổng kết bằng kinh nghiệm chứ không mang tính khoa học.
Việc đi xem ngày mở hàng lấy may mắn và việc chọn khách, chọn chủ… để mua, bán chỉ mang tính chất giải tỏa tâm lý.
“Tuy nhiều người cho rằng ‘có thờ có thiêng, có kiêng có lành’ nhưng không nên quá mê tín,” ông Thiết nói./.
Thiên Linh (Vietnam+)