Mô hình chăn nuôi chim bồ câu Pháp tại Đà Nẵng và chăn nuôi gà Tàu Vàng an toàn sinh học tại Bình Thuận thời gian qua đã chứng tỏ những ưu việt có thể giúp bà con nông dân làm giàu.
Nuôi chim bồ câu Pháp
Được du nhập vào Đà Nẵng cách đây ba năm, mô hình nuôi chim bồ câu Pháp có nhiều ưu điểm như vốn đầu tư ban đầu ít, dễ chăm sóc, khả năng kháng bệnh tốt, vì thế đang được nhiều hộ nông dân trên địa bàn thành phố nhân rộng với quy mô ngày càng lớn và được xem là mô hình kinh tế hiệu quả để thoát nghèo bền vững.
Anh Huỳnh Văn Ngọc, trú tại thôn Hòa Khê, xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang bắt đầu triển khai mô hình nuôi chim bồ câu Pháp được gần hai năm, hiện tại gia đình anh đang có 150 cặp chim bồ câu sinh sản. Anh cho biết giống chim bồ câu Pháp có nhiều ưu điểm hơn so với chim bồ câu thường như trọng lượng lớn hơn, tỷ lệ trứng chim ấp thành công cao, đạt khoảng 100%. Đặc biệt, chim bồ câu Pháp ít bị dịch bệnh so với các con vật nuôi khác. Tổng chi phí đầu tư ban đầu về chuồng trại và con giống để nuôi 100 cặp chim bồ câu Pháp vào khoảng 35 triệu đồng.
Chim bồ câu Pháp sinh sản khoảng 8-9 lứa/năm, mỗi lứa hai quả trứng. Trứng được ấp sau 18 ngày sẽ nở. Chim mái sẽ nuôi con khoảng 40 ngày và bắt đầu đẻ trứng trở lại.
Chim bồ câu Pháp lớn rất nhanh, hơn một tháng là có thể tự ăn và tách khỏi chim bố mẹ và từ lúc chim nở nuôi đến khi trưởng thành cho sinh sản là sáu tháng.
Theo kinh nghiệm của các hộ nuôi chim bồ câu Pháp, khi chim đẻ trứng được năm ngày, người nuôi phải soi đèn pin để xác định xem trứng đó có phôi hay không để quyết định cho ấp. Nếu trứng không đạt thì lấy ra ngoài lồng để chim mái nhanh đẻ trứng trở lại (khoảng 10 ngày).
Chuồng trại nuôi bồ câu Pháp thường được thiết kế theo hệ thống chuồng tầng nên tiết kiệm được diện tích. Trong đó, diện tích chuồng cho một cặp chim là 160cm2, có một ổ rơm cho chim đẻ và ấp trứng, máng ăn và máng nước ở ngoài. Chuồng nuôi phải đảm bảo thoáng mát, tránh được gió lùa và mưa, tránh mèo, chuột. Khoảng 10 ngày nên vệ sinh chuồng chim một lần.
Trước mỗi chuồng chim, người nuôi nên có một cuốn sổ ghi chép thông tin về ngày đẻ trứng, lượng tiêu thụ thức ăn... để tiện theo dõi.
Bồ câu Pháp tiêu thụ thức ăn rất ít, gồm cám tổng hợp, gạo, ngô và thỉnh thoảng cho chim ăn bổ sung muối, sỏi nhỏ để đủ chất cho chim sinh sản tốt. Chi phí thức ăn cho một cặp chim khoảng 24.000 đồng/tháng.
Hàng tháng, người nuôi nên mua thuốc ngừa cúm hòa với nước cho chim uống để chủ động phòng tránh bệnh. Đặc biệt, phải thường xuyên theo dõi màu phân của chim, nếu phân chim có màu trắng và màu xanh lá chuối tức là chim đang có dấu hiệu của bệnh.
Hiện nay, chim bồ câu Pháp đang được thị trường rất ưa chuộng vì chất lượng thịt thơm ngon và giàu chất dinh dưỡng. Giá bán chim non hai tháng tuổi là 250.000 đồng/cặp.
Với thu nhập từ mô hình nuôi chim bồ câu Pháp, mỗi tháng gia đình anh Ngọc thu về từ 5-6 triệu đồng.
Nuôi gà Tàu Vàng an toàn sinh học
Tại tỉnh Bình Thuận, từ đầu năm 2012, mô hình chăn nuôi gà Tàu Vàng an toàn sinh học đã được Trung tâm Khuyến nông tỉnh nuôi thí điểm tại 10 hộ dân của xã Thắng Hải, huyện Hàm Tân với số lượng 1.000 con gà giống.
Ông Phạm Văn Luyện, Trưởng trạm khuyến nông huyện Hàm Tân cho biết mô hình nhằm xây dựng quy trình nuôi gà thả vườn theo hướng sạch từ khâu con giống đến quá trình chăn nuôi, giết mổ và xuất bán.
Trung tâm Khuyến nông tỉnh cử cán bộ kỹ thuật tới trực tiếp hỗ trợ, hướng dẫn chăn nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật. Tiêu chí đặt ra cho mô hình phải đảm bảo an toàn dịch bệnh và đảm bảo vệ sinh môi trường. Chuồng và vườn thả phải luôn khô ráo, sạch sẽ, không để ao tù nước đọng trong khu vườn thả. Môi trường xung quanh khu vực chăn nuôi phải được xịt sát trùng, tiêm chủng vắcxin cho gà được thực hiện nghiêm ngặt, hạn chế việc dùng kháng sinh…
Chị Nguyễn Thị Ánh, một gia đình tham gia mô hình cho biết từ 100 con gà giống, qua ba tháng nuôi chỉ hao hụt ba con, đàn gà phát triển tốt, đạt trọng lượng từ 2- 2,2kg/con. Với giá thành khoảng 70.000-80.000 đồng/kg, mỗi lứa nuôi ba tháng 100 con, gia đình chị thu lãi hơn 5 triệu đồng.
Theo Trung tâm Khuyến nông Bình Thuận, đây là hướng đi mới, có hiệu quả và cần thiết, nhất là trong tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm ngày càng phức tạp và nguồn thịt gà sạch đang khan hiếm như hiện nay. Trung tâm sẽ nghiên cứu và đầu tư nhân rộng mô hình để nông dân tham gia, giúp họ nhanh chóng thoát nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống./.
Nuôi chim bồ câu Pháp
Được du nhập vào Đà Nẵng cách đây ba năm, mô hình nuôi chim bồ câu Pháp có nhiều ưu điểm như vốn đầu tư ban đầu ít, dễ chăm sóc, khả năng kháng bệnh tốt, vì thế đang được nhiều hộ nông dân trên địa bàn thành phố nhân rộng với quy mô ngày càng lớn và được xem là mô hình kinh tế hiệu quả để thoát nghèo bền vững.
Anh Huỳnh Văn Ngọc, trú tại thôn Hòa Khê, xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang bắt đầu triển khai mô hình nuôi chim bồ câu Pháp được gần hai năm, hiện tại gia đình anh đang có 150 cặp chim bồ câu sinh sản. Anh cho biết giống chim bồ câu Pháp có nhiều ưu điểm hơn so với chim bồ câu thường như trọng lượng lớn hơn, tỷ lệ trứng chim ấp thành công cao, đạt khoảng 100%. Đặc biệt, chim bồ câu Pháp ít bị dịch bệnh so với các con vật nuôi khác. Tổng chi phí đầu tư ban đầu về chuồng trại và con giống để nuôi 100 cặp chim bồ câu Pháp vào khoảng 35 triệu đồng.
Chim bồ câu Pháp sinh sản khoảng 8-9 lứa/năm, mỗi lứa hai quả trứng. Trứng được ấp sau 18 ngày sẽ nở. Chim mái sẽ nuôi con khoảng 40 ngày và bắt đầu đẻ trứng trở lại.
Chim bồ câu Pháp lớn rất nhanh, hơn một tháng là có thể tự ăn và tách khỏi chim bố mẹ và từ lúc chim nở nuôi đến khi trưởng thành cho sinh sản là sáu tháng.
Theo kinh nghiệm của các hộ nuôi chim bồ câu Pháp, khi chim đẻ trứng được năm ngày, người nuôi phải soi đèn pin để xác định xem trứng đó có phôi hay không để quyết định cho ấp. Nếu trứng không đạt thì lấy ra ngoài lồng để chim mái nhanh đẻ trứng trở lại (khoảng 10 ngày).
Chuồng trại nuôi bồ câu Pháp thường được thiết kế theo hệ thống chuồng tầng nên tiết kiệm được diện tích. Trong đó, diện tích chuồng cho một cặp chim là 160cm2, có một ổ rơm cho chim đẻ và ấp trứng, máng ăn và máng nước ở ngoài. Chuồng nuôi phải đảm bảo thoáng mát, tránh được gió lùa và mưa, tránh mèo, chuột. Khoảng 10 ngày nên vệ sinh chuồng chim một lần.
Trước mỗi chuồng chim, người nuôi nên có một cuốn sổ ghi chép thông tin về ngày đẻ trứng, lượng tiêu thụ thức ăn... để tiện theo dõi.
Bồ câu Pháp tiêu thụ thức ăn rất ít, gồm cám tổng hợp, gạo, ngô và thỉnh thoảng cho chim ăn bổ sung muối, sỏi nhỏ để đủ chất cho chim sinh sản tốt. Chi phí thức ăn cho một cặp chim khoảng 24.000 đồng/tháng.
Hàng tháng, người nuôi nên mua thuốc ngừa cúm hòa với nước cho chim uống để chủ động phòng tránh bệnh. Đặc biệt, phải thường xuyên theo dõi màu phân của chim, nếu phân chim có màu trắng và màu xanh lá chuối tức là chim đang có dấu hiệu của bệnh.
Hiện nay, chim bồ câu Pháp đang được thị trường rất ưa chuộng vì chất lượng thịt thơm ngon và giàu chất dinh dưỡng. Giá bán chim non hai tháng tuổi là 250.000 đồng/cặp.
Với thu nhập từ mô hình nuôi chim bồ câu Pháp, mỗi tháng gia đình anh Ngọc thu về từ 5-6 triệu đồng.
Nuôi gà Tàu Vàng an toàn sinh học
Tại tỉnh Bình Thuận, từ đầu năm 2012, mô hình chăn nuôi gà Tàu Vàng an toàn sinh học đã được Trung tâm Khuyến nông tỉnh nuôi thí điểm tại 10 hộ dân của xã Thắng Hải, huyện Hàm Tân với số lượng 1.000 con gà giống.
Ông Phạm Văn Luyện, Trưởng trạm khuyến nông huyện Hàm Tân cho biết mô hình nhằm xây dựng quy trình nuôi gà thả vườn theo hướng sạch từ khâu con giống đến quá trình chăn nuôi, giết mổ và xuất bán.
Trung tâm Khuyến nông tỉnh cử cán bộ kỹ thuật tới trực tiếp hỗ trợ, hướng dẫn chăn nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật. Tiêu chí đặt ra cho mô hình phải đảm bảo an toàn dịch bệnh và đảm bảo vệ sinh môi trường. Chuồng và vườn thả phải luôn khô ráo, sạch sẽ, không để ao tù nước đọng trong khu vườn thả. Môi trường xung quanh khu vực chăn nuôi phải được xịt sát trùng, tiêm chủng vắcxin cho gà được thực hiện nghiêm ngặt, hạn chế việc dùng kháng sinh…
Chị Nguyễn Thị Ánh, một gia đình tham gia mô hình cho biết từ 100 con gà giống, qua ba tháng nuôi chỉ hao hụt ba con, đàn gà phát triển tốt, đạt trọng lượng từ 2- 2,2kg/con. Với giá thành khoảng 70.000-80.000 đồng/kg, mỗi lứa nuôi ba tháng 100 con, gia đình chị thu lãi hơn 5 triệu đồng.
Theo Trung tâm Khuyến nông Bình Thuận, đây là hướng đi mới, có hiệu quả và cần thiết, nhất là trong tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm ngày càng phức tạp và nguồn thịt gà sạch đang khan hiếm như hiện nay. Trung tâm sẽ nghiên cứu và đầu tư nhân rộng mô hình để nông dân tham gia, giúp họ nhanh chóng thoát nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống./.
Đỗ Trưởng-Hồng Hiếu (TTXVN)