Việc đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành thành công mô hình xử lý khí thải lò tái chế kim loại màu tại làng nghề đúc đồng Đại Bái, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh vào cuối tháng 5/2010 cho thấy hiệu quả tích cực, giải quyết bức xúc về tình trạng ô nhiễm môi trường.
Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện có nhiều làng nghề, cơ sở tái chế, sản xuất kim loại màu đang hoạt động, kinh doanh đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân địa phương. Tuy nhiên, hiện nay các cơ sở tái chế kim loại nằm trong khu dân cư nên các chất thải trong quá trình sản xuất, khí thải gây ảnh hưởng trực tiếp đến cộng đồng, làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân khu vực dân cư.
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh, nồng độ bụi ở tất cả các vị trí đo trong khu vực làng nghề đúc đồng Đại Bái đều ở mức vượt tiêu chuẩn cho phép từ 2,6 đến 4 lần, tại làng nghề Văn Môn nồng độ bụi cũng vượt tiêu chuẩn tới gần 5 lần…
Nhằm giảm thiểu thấp nhất tình trạng ô nhiễm môi trường khu vực làng nghề, năm 2009 dự án “Hỗ trợ 6 mô hình trình diễn về xử lý ô nhiễm môi trường khí thải tại các làng nghề tái chế kim loại màu trên địa bàn tỉnh” bằng nguồn vốn hỗ trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản, đã được triển khai xây dựng tại sáu hợp tác xã tái chế kim loại màu ở 3 xã Văn Môn (Yên Phong), Đại Bái (Gia Bình), Quảng Bố (Lương Tài).
Các thiết bị xử lý khí thải được lắp đặt tại các hợp tác xã do Công ty Cổ phần thiết bị Môi trường (Hà Nội) cung cấp đã được nghiên cứu và kiểm nghiệm thực tế của Trung tâm khoa học công nghệ và Môi trường Việt Nam. Sau một thời gian triển khai xây dựng các mô hình đã hoàn thành và đi vào vận hành.
Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, công nghệ xử lý khí thải được áp dụng trong các mô hình này là công nghệ xử lý khí bằng phương pháp hấp thụ và khuếch tán tuần hoàn với thiết bị lọc bụi kiểu ướt. Toàn bộ khí thải trong quá trình sản xuất bao gồm bụi, hơi nước, lượng kim loại nặng và hỗn hợp khí CO2, SO2… được hút theo tháp dẫn nhờ sự chênh lệch áp suất tự nhiên và trên nóc của hệ thống tháp được lắp đặt quả cầu hút.
Sau khi qua tháp, các tạp chất như bụi, kim loại nặng, khí độc sẽ lắng xuống đáy bể có chứa dung dịch tuần hoàn, khí thoát ra môi trường là khí sạch. Dung dịch hấp phụ được bơm vận chuyển tuần hoàn trong tháp, sau một chu kỳ 2 tháng hoạt động lượng bùn ở đáy bể sẽ được tháo ra ngoài.
Theo phân tích của cơ quan chuyên môn thành phần các chất trong cặn thải ra gồm CaCO3, CaSO4 và các hợp chất có chứa Nitơ… không gây độc hại cho môi trường, có thể trộn lẫn với xỉ than thải ra để làm gạch ép không nung hoặc các sản phẩm khác.
Anh Nguyễn Viết Long, chủ nhiệm một hợp tác xã chuyên đúc đồng, nhôm nguyên liệu ở Đại Bái được hỗ trợ đầu tư xây dựng mô hình xử lý ô nhiễm môi trường khí thải tại các làng nghề tái chế kim loại màu từ dự án.
Theo anh Long, phương pháp này rất hiệu quả. Trước đây người lao động phải làm việc trong môi trường ngột ngạt khí thải, nhưng sau khi anh đưa công trình xử lý khí thải vào vận hành, các khí thải độc hại cơ bản được xử lý, đạt khoảng 90%, đã khống chế tối đa lượng khí thải trong khi vận hành sản xuất tràn lại nhà xưởng. Môi trường lao động của công nhân tại xưởng đúc đồng của anh Long đã được cải thiện rõ rệt.
Theo tính toán ban đầu kinh phí đầu tư cho một hệ thống xử lý khí thải của mô hình xử lý ô nhiễm môi trường khí thải tại các làng nghề tái chế kim loại màu khoảng 400 triệu đồng./.
Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện có nhiều làng nghề, cơ sở tái chế, sản xuất kim loại màu đang hoạt động, kinh doanh đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân địa phương. Tuy nhiên, hiện nay các cơ sở tái chế kim loại nằm trong khu dân cư nên các chất thải trong quá trình sản xuất, khí thải gây ảnh hưởng trực tiếp đến cộng đồng, làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân khu vực dân cư.
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh, nồng độ bụi ở tất cả các vị trí đo trong khu vực làng nghề đúc đồng Đại Bái đều ở mức vượt tiêu chuẩn cho phép từ 2,6 đến 4 lần, tại làng nghề Văn Môn nồng độ bụi cũng vượt tiêu chuẩn tới gần 5 lần…
Nhằm giảm thiểu thấp nhất tình trạng ô nhiễm môi trường khu vực làng nghề, năm 2009 dự án “Hỗ trợ 6 mô hình trình diễn về xử lý ô nhiễm môi trường khí thải tại các làng nghề tái chế kim loại màu trên địa bàn tỉnh” bằng nguồn vốn hỗ trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản, đã được triển khai xây dựng tại sáu hợp tác xã tái chế kim loại màu ở 3 xã Văn Môn (Yên Phong), Đại Bái (Gia Bình), Quảng Bố (Lương Tài).
Các thiết bị xử lý khí thải được lắp đặt tại các hợp tác xã do Công ty Cổ phần thiết bị Môi trường (Hà Nội) cung cấp đã được nghiên cứu và kiểm nghiệm thực tế của Trung tâm khoa học công nghệ và Môi trường Việt Nam. Sau một thời gian triển khai xây dựng các mô hình đã hoàn thành và đi vào vận hành.
Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, công nghệ xử lý khí thải được áp dụng trong các mô hình này là công nghệ xử lý khí bằng phương pháp hấp thụ và khuếch tán tuần hoàn với thiết bị lọc bụi kiểu ướt. Toàn bộ khí thải trong quá trình sản xuất bao gồm bụi, hơi nước, lượng kim loại nặng và hỗn hợp khí CO2, SO2… được hút theo tháp dẫn nhờ sự chênh lệch áp suất tự nhiên và trên nóc của hệ thống tháp được lắp đặt quả cầu hút.
Sau khi qua tháp, các tạp chất như bụi, kim loại nặng, khí độc sẽ lắng xuống đáy bể có chứa dung dịch tuần hoàn, khí thoát ra môi trường là khí sạch. Dung dịch hấp phụ được bơm vận chuyển tuần hoàn trong tháp, sau một chu kỳ 2 tháng hoạt động lượng bùn ở đáy bể sẽ được tháo ra ngoài.
Theo phân tích của cơ quan chuyên môn thành phần các chất trong cặn thải ra gồm CaCO3, CaSO4 và các hợp chất có chứa Nitơ… không gây độc hại cho môi trường, có thể trộn lẫn với xỉ than thải ra để làm gạch ép không nung hoặc các sản phẩm khác.
Anh Nguyễn Viết Long, chủ nhiệm một hợp tác xã chuyên đúc đồng, nhôm nguyên liệu ở Đại Bái được hỗ trợ đầu tư xây dựng mô hình xử lý ô nhiễm môi trường khí thải tại các làng nghề tái chế kim loại màu từ dự án.
Theo anh Long, phương pháp này rất hiệu quả. Trước đây người lao động phải làm việc trong môi trường ngột ngạt khí thải, nhưng sau khi anh đưa công trình xử lý khí thải vào vận hành, các khí thải độc hại cơ bản được xử lý, đạt khoảng 90%, đã khống chế tối đa lượng khí thải trong khi vận hành sản xuất tràn lại nhà xưởng. Môi trường lao động của công nhân tại xưởng đúc đồng của anh Long đã được cải thiện rõ rệt.
Theo tính toán ban đầu kinh phí đầu tư cho một hệ thống xử lý khí thải của mô hình xử lý ô nhiễm môi trường khí thải tại các làng nghề tái chế kim loại màu khoảng 400 triệu đồng./.
Thái Hùng (TTXVN/Vietnam+)