Hệ thống cảnh báo sớm sóng thần tại khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ Dương sẽ được mở rộng để cảnh báo sớm tất cả các thảm họa thiên nhiên như lũ lụt, bão, xoáy lốc....ở các nước trong khu vực.
Đây là thỏa thuận đạt được giữa Uỷ ban Liên hợp quốc về Kinh tế xã hội khu vực châu Á-Thái Bình Dương (UNESCAP) cùng Thái Lan và Thuỵ Điển, hai nước tài trợ chính cho hệ thống này.
Thư ký chấp hành UNESCAP, bà Noeleen Heyzer, nhấn mạnh hệ thống trên, được thành lập sau thảm họa sóng thần năm 2004, đã hoạt động hiệu quả.
Bà nêu rõ hiện là thời điểm thích hợp để mở rộng chức năng của hệ thống này nhằm đảm bảo khu vực luôn sẵn sàng ứng phó với các thảm họa thiên nhiên đe dọa cộng đồng dân cư ven biển tại Đông Nam Á và Ấn Độ Dương.
Thuỵ Điển và Thái Lan cũng nhấn mạnh nhu cầu tăng cường quản lý các nguy cơ xảy ra thảm họa khu vực và quốc tế nhằm cảnh báo sớm sóng thần và mọi thảm họa thiên nhiên khác cũng như sẵn sàng đối phó với các hiện tượng biến đổi khí hậu tại khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ Dương.
Hệ thống cảnh báo sớm các thảm họa thiên nhiên khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ Dương cung cấp dịch vụ cảnh báo thiên tai cho 26 nước. Với mức đầu tư ban đầu 4,5 triệu USD, hệ thống cần kinh phí hoạt động hàng năm 2,5 triệu USD.
Ngoài Thái Lan và Thuỵ Điển, các nước Thổ Nhĩ Kỳ, Bangladesh, Nepal và Hà Lan cũng tích cực đóng góp tài chính để duy trì hệ thống này./.
Đây là thỏa thuận đạt được giữa Uỷ ban Liên hợp quốc về Kinh tế xã hội khu vực châu Á-Thái Bình Dương (UNESCAP) cùng Thái Lan và Thuỵ Điển, hai nước tài trợ chính cho hệ thống này.
Thư ký chấp hành UNESCAP, bà Noeleen Heyzer, nhấn mạnh hệ thống trên, được thành lập sau thảm họa sóng thần năm 2004, đã hoạt động hiệu quả.
Bà nêu rõ hiện là thời điểm thích hợp để mở rộng chức năng của hệ thống này nhằm đảm bảo khu vực luôn sẵn sàng ứng phó với các thảm họa thiên nhiên đe dọa cộng đồng dân cư ven biển tại Đông Nam Á và Ấn Độ Dương.
Thuỵ Điển và Thái Lan cũng nhấn mạnh nhu cầu tăng cường quản lý các nguy cơ xảy ra thảm họa khu vực và quốc tế nhằm cảnh báo sớm sóng thần và mọi thảm họa thiên nhiên khác cũng như sẵn sàng đối phó với các hiện tượng biến đổi khí hậu tại khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ Dương.
Hệ thống cảnh báo sớm các thảm họa thiên nhiên khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ Dương cung cấp dịch vụ cảnh báo thiên tai cho 26 nước. Với mức đầu tư ban đầu 4,5 triệu USD, hệ thống cần kinh phí hoạt động hàng năm 2,5 triệu USD.
Ngoài Thái Lan và Thuỵ Điển, các nước Thổ Nhĩ Kỳ, Bangladesh, Nepal và Hà Lan cũng tích cực đóng góp tài chính để duy trì hệ thống này./.
(TTXVN/Vietnam+)