Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Trà Vinh phối hợp với Viện cây ăn quả miền Nam tiến hành quy hoạch vùng cây ăn trái của tỉnh giai đoạn 2011- 2015 và định hướng đến năm 2020.
Theo quy hoạch, tỉnh sẽ mở rộng diện tích trồng cam sành gắn với việc xây dựng thương hiệu hàng hóa và tìm thị trường tiêu thụ ổn định.
Ngoài ra, Viện cây ăn quả miền Nam còn phối hợp với Dự án JICA (Nhật Bản) triển khai xây dựng mô hình trồng cam sành xen cây ổi không hạt trên diện tích 14ha tại ấp Dinh An, xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè, Trà Vinh và dự kiến sẽ mở rộng lên 20ha vào năm 2011. Đây là mô hình sản xuất mới lần đầu tiên ứng dụng tại tỉnh Trà Vinh.
Trà Vinh hiện có khoảng 2.500ha trồng chuyên canh cam sành, tăng khoảng 2.000ha so với năm 2007; tập trung chủ yếu ở huyện Cầu Kè, trong đó, có khoảng 70% diện tích đang cho trái, năng suất bình quân đạt từ 8-10 tấn/ha.
Với giá bán ổn định từ 15.000-18.000 đồng/kg, bình quân mỗi hécta trồng cam sành nhà vườn lãi ròng từ 120 triệu đồng trở lên. Riêng các nhà vườn thâm canh tốt, xử lý cho trái mùa nghịch bán được giá cao có mức lãi còn cao hơn thế.
Xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè có diện tích cam sành nhiều nhất tỉnh, với khoảng 1.000ha; trong đó, có hơn 50% chuyển từ đất trồng lúa kém hiệu quả chuyển sang trồng cam sành./.
Theo quy hoạch, tỉnh sẽ mở rộng diện tích trồng cam sành gắn với việc xây dựng thương hiệu hàng hóa và tìm thị trường tiêu thụ ổn định.
Ngoài ra, Viện cây ăn quả miền Nam còn phối hợp với Dự án JICA (Nhật Bản) triển khai xây dựng mô hình trồng cam sành xen cây ổi không hạt trên diện tích 14ha tại ấp Dinh An, xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè, Trà Vinh và dự kiến sẽ mở rộng lên 20ha vào năm 2011. Đây là mô hình sản xuất mới lần đầu tiên ứng dụng tại tỉnh Trà Vinh.
Trà Vinh hiện có khoảng 2.500ha trồng chuyên canh cam sành, tăng khoảng 2.000ha so với năm 2007; tập trung chủ yếu ở huyện Cầu Kè, trong đó, có khoảng 70% diện tích đang cho trái, năng suất bình quân đạt từ 8-10 tấn/ha.
Với giá bán ổn định từ 15.000-18.000 đồng/kg, bình quân mỗi hécta trồng cam sành nhà vườn lãi ròng từ 120 triệu đồng trở lên. Riêng các nhà vườn thâm canh tốt, xử lý cho trái mùa nghịch bán được giá cao có mức lãi còn cao hơn thế.
Xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè có diện tích cam sành nhiều nhất tỉnh, với khoảng 1.000ha; trong đó, có hơn 50% chuyển từ đất trồng lúa kém hiệu quả chuyển sang trồng cam sành./.
Huy Hoàng (TTXVN/Vietnam+)