Nông nghiệp tiếp tục là nguyên nhân chính gây bế tắc các cuộc thảo luận nhằm tiến tới kết thúc vòng đàm phán Doha, trong khi đó, các quan chức Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) không ngừng hối thúc các nhà ngoại giao tích cực thúc đẩy hơn nữa vòng đàm phán.
Tuy vậy, kỳ hạn đầu tiên vào tháng 4/2011 trong lịch trình kết thúc vòng đàm phán Doha của WTO xem ra khó có thể thực hiện được.
Hy vọng kết thúc vòng đàm phán Doha trong năm 2011 đang ngày một mong manh. Sau những nỗ lực thúc đẩy đàm phán của G20 vào mùa Thu năm ngoái tại Seoul và của nhiều nguyên thủ quốc gia tham gia Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos vào cuối tháng Một vừa qua, Tổng Giám đốc WTO, Pascal Lamy, đã bắt đầu hy vọng vào một lối thoát nhằm khai thông bế tắc cho vòng đàm phán.
Ông Lamy đã đặt ra thời hạn đầu tiên vào dịp lễ phục sinh 2011 cho việc xây dựng văn bản của hiệp định tự do hóa thương mại thế giới và thời hạn thứ hai là kết thúc vòng đàm phán. Tiếp đó, hội nghị bộ trưởng các quốc gia thành viên WTO dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 12 tới tại Geneva để ký kết hiệp định này.
Chỉ còn chưa đầy 2 tháng nữa là tới kỳ hạn thứ nhất, nhưng những tiến bộ trong đàm phán thì chưa hề có được kết quả gì. Đó là cảm nhận chung trong những ngày qua của các thành viên WTO và đặc biệt là của Đại Hội đồng Tổ chức Thương mại Thế giới trong phiên họp ngày 22/2/2010.
Cũng xin nhắc lại rằng, vòng đàm phán Doha nhằm loại bỏ các rào cản trong trao đổi hàng hóa và dịch vụ được khởi động từ cuối năm 2001 và dự kiến sẽ kết thúc vào năm 2004, tuy nhiên, do thiếu nhượng bộ của các bên nên vòng đàm phán này ở vào thế bế tắc kể từ cuối năm 2008 cho tới mùa Thu năm 2010, thời điểm Hội nghị G20 tại Seoul tái khởi động lại vòng đàm phán.
Theo nhiều nghiên cứu, tự do hóa thương mại có khả năng mang lại cho thế giới hàng năm tới 200 tỷ USD, tương đương với 2% tổng sản phẩm nội địa của cả thế giới.
Phát biểu tại phiên họp Đại Hội đồng WTO ngày 22/2, ông Pascal Lamy nhấn mạnh, các cuộc khởi động đàm phán đã được đẩy mạnh trong những tuần qua, tuy nhiên, vẫn chưa đủ để lịch trình kết thúc vòng phán được thực hiện đúng hạn.
Không một phái đoàn nào trong số 20 phái đoàn tham gia phiên họp Đại Hội đồng ngày 22/2 phản bác lại ý kiến của ông Lamy. Từ Hoa Kỳ tới Liên minh châu Âu, từ Kenya tới Bangladesh, tất cả đều góp phần tạo ra bầu không khí làm việc mới mang tính xây dựng hơn, tuy vậy, vẫn chưa hề có một đột phá nào.
Đánh giá về những diễn biến mới tại WTO, Đại sứ phái đoàn Thụy Sĩ tại WTO, ông Luzius Wasescha cho rằng, các quốc gia thành viên không hề đưa ra những đề xuất mới, họ đang chơi trò "mèo vờn chuột."
Trước tình hình này, nhiều đại sứ tại WTO đã yêu cầu ông Pascal Lamy cảnh báo các quốc gia thành viên để các bộ trưởng thương mại ra chỉ thị cho các nhà đàm phán của họ mềm mỏng hơn nữa khi tiến hành đàm phán tại Geneva.
Theo một quan chức của WTO, các chủ để làm bế tắc vòng đàm phán Doha vẫn là nông nghiệp, các sản phẩm công nghiệp và dịch vụ. Trước tiên, phải kể tới các tranh chấp về trợ cấp hoạt động sản xuất và xuất khẩu đối với các sản phẩm nông nghiệp cũng như vấn đề tiếp cận các thị trường tại các quốc gia công nghiệp. Ngoài ra, một số quốc gia cũng đòi hỏi nhượng bộ để họ có thể tiếp tục bảo hộ các sản phẩm mà họ coi là chiến lược.
Điều này khiến Đại sứ New Zealand tại WTO, David Walker, chủ trì nhóm đàm phán tuyên bố: "Tôi không hề thấy điều gì mới trong tiến trình đàm phán Doha, chúng ta đang đánh mất từng ngày."
Mặt khác, các cường quốc mới nổi hiện cũng không muốn giảm mức thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm công nghiệp. Các bất đồng giữa các quốc gia thành viên WTO còn liên quan tới các chủ đề khác như mở cửa thị trường đối với các sản phẩm sinh học hay các mức trợ cấp mà một số quốc gia dành cho ngành công nghiệp cá của mình./.
Tuy vậy, kỳ hạn đầu tiên vào tháng 4/2011 trong lịch trình kết thúc vòng đàm phán Doha của WTO xem ra khó có thể thực hiện được.
Hy vọng kết thúc vòng đàm phán Doha trong năm 2011 đang ngày một mong manh. Sau những nỗ lực thúc đẩy đàm phán của G20 vào mùa Thu năm ngoái tại Seoul và của nhiều nguyên thủ quốc gia tham gia Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos vào cuối tháng Một vừa qua, Tổng Giám đốc WTO, Pascal Lamy, đã bắt đầu hy vọng vào một lối thoát nhằm khai thông bế tắc cho vòng đàm phán.
Ông Lamy đã đặt ra thời hạn đầu tiên vào dịp lễ phục sinh 2011 cho việc xây dựng văn bản của hiệp định tự do hóa thương mại thế giới và thời hạn thứ hai là kết thúc vòng đàm phán. Tiếp đó, hội nghị bộ trưởng các quốc gia thành viên WTO dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 12 tới tại Geneva để ký kết hiệp định này.
Chỉ còn chưa đầy 2 tháng nữa là tới kỳ hạn thứ nhất, nhưng những tiến bộ trong đàm phán thì chưa hề có được kết quả gì. Đó là cảm nhận chung trong những ngày qua của các thành viên WTO và đặc biệt là của Đại Hội đồng Tổ chức Thương mại Thế giới trong phiên họp ngày 22/2/2010.
Cũng xin nhắc lại rằng, vòng đàm phán Doha nhằm loại bỏ các rào cản trong trao đổi hàng hóa và dịch vụ được khởi động từ cuối năm 2001 và dự kiến sẽ kết thúc vào năm 2004, tuy nhiên, do thiếu nhượng bộ của các bên nên vòng đàm phán này ở vào thế bế tắc kể từ cuối năm 2008 cho tới mùa Thu năm 2010, thời điểm Hội nghị G20 tại Seoul tái khởi động lại vòng đàm phán.
Theo nhiều nghiên cứu, tự do hóa thương mại có khả năng mang lại cho thế giới hàng năm tới 200 tỷ USD, tương đương với 2% tổng sản phẩm nội địa của cả thế giới.
Phát biểu tại phiên họp Đại Hội đồng WTO ngày 22/2, ông Pascal Lamy nhấn mạnh, các cuộc khởi động đàm phán đã được đẩy mạnh trong những tuần qua, tuy nhiên, vẫn chưa đủ để lịch trình kết thúc vòng phán được thực hiện đúng hạn.
Không một phái đoàn nào trong số 20 phái đoàn tham gia phiên họp Đại Hội đồng ngày 22/2 phản bác lại ý kiến của ông Lamy. Từ Hoa Kỳ tới Liên minh châu Âu, từ Kenya tới Bangladesh, tất cả đều góp phần tạo ra bầu không khí làm việc mới mang tính xây dựng hơn, tuy vậy, vẫn chưa hề có một đột phá nào.
Đánh giá về những diễn biến mới tại WTO, Đại sứ phái đoàn Thụy Sĩ tại WTO, ông Luzius Wasescha cho rằng, các quốc gia thành viên không hề đưa ra những đề xuất mới, họ đang chơi trò "mèo vờn chuột."
Trước tình hình này, nhiều đại sứ tại WTO đã yêu cầu ông Pascal Lamy cảnh báo các quốc gia thành viên để các bộ trưởng thương mại ra chỉ thị cho các nhà đàm phán của họ mềm mỏng hơn nữa khi tiến hành đàm phán tại Geneva.
Theo một quan chức của WTO, các chủ để làm bế tắc vòng đàm phán Doha vẫn là nông nghiệp, các sản phẩm công nghiệp và dịch vụ. Trước tiên, phải kể tới các tranh chấp về trợ cấp hoạt động sản xuất và xuất khẩu đối với các sản phẩm nông nghiệp cũng như vấn đề tiếp cận các thị trường tại các quốc gia công nghiệp. Ngoài ra, một số quốc gia cũng đòi hỏi nhượng bộ để họ có thể tiếp tục bảo hộ các sản phẩm mà họ coi là chiến lược.
Điều này khiến Đại sứ New Zealand tại WTO, David Walker, chủ trì nhóm đàm phán tuyên bố: "Tôi không hề thấy điều gì mới trong tiến trình đàm phán Doha, chúng ta đang đánh mất từng ngày."
Mặt khác, các cường quốc mới nổi hiện cũng không muốn giảm mức thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm công nghiệp. Các bất đồng giữa các quốc gia thành viên WTO còn liên quan tới các chủ đề khác như mở cửa thị trường đối với các sản phẩm sinh học hay các mức trợ cấp mà một số quốc gia dành cho ngành công nghiệp cá của mình./.
Đức Hùng/Geneva (Vietnam+)