Hãng xếp hạng tín dụng Moody's mới đây cảnh báo, gói cứu trợ mới của Liên minh châu Âu (EU) dành cho Hy Lạp có thể làm bùng nổ nhu cầu về các thỏa thuận cho vay song song.
Các thỏa thuận này giống như thỏa thuận giữa Phần Lan và Hy Lạp, về những đảm bảo đối với các khoản vay để đổi lấy phần đóng góp của các nước vào gói cứu trợ thứ hai dành cho Hy Lạp.
Đồng thời, Moody's cho rằng, các biện pháp chống khủng hoảng của EU cũng đang phải đối mặt với những nguy cơ chính trị mới tại Đức và Italy.
Moody's lường trước khả năng các nước khác trong khu vực đồng euro (Eurozone) sẽ phản đối thỏa thuận giữa Phần Lan và Hy Lạp, theo đó nhất trí để Athens cất khoảng 600 triệu euro vào tài khoản đặc biệt, phòng trường hợp không thể trả được phần cho vay của Helsinki trong gói cứu trợ thứ hai.
Moody còn cho rằng, bất đồng ngày càng gia tăng về các thỏa thuận cho vay song song sẽ đặt ra nghi ngờ về khả năng của các nước Eurozone trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công đang bao trùm khu vực.
Thủ tướng Phần Lan Jyrki Katainen đã cảnh báo, nếu thỏa thuận song song không được ký kết, nước này sẽ không tham gia gói cứu trợ thứ hai dành cho Hy Lạp. Trong khi đó, các nước như Áo, Hà Lan và Slovakia cũng muốn có các thỏa thuận song song riêng của họ với Hy Lạp.
Khả năng những đòi hỏi như vậy trở nên phổ biến không phải là nguy cơ duy nhất đối với thời hạn do chính EU đặt ra cho việc 17 nước thành viên Eurozone thông qua gói cứu trợ mới vào cuối tháng Chín. Bên cạnh đó, gói cứu trợ này của EU còn đang đứng trước những rủi ro mang tính chính trị.
Ngân hàng Trung ương Đức (Bundesbank) trong báo cáo hàng tháng mới đây nhất cho biết, thỏa thuận của Eurozone, bao gồm các điều khoản đối với Quỹ bình ổn tài chính của EU (EFSF), về việc mua trái phiếu từ các nền kinh tế đang gặp khó khăn ở Eurozone có thể vi phạm luật pháp của Đức do trao thêm quyền lực tài chính cho Brussels.
Đức cho rằng, đây là một hành động nhượng bộ trước Brussels, làm mất quyền tự chủ về tài chính của các nước thành viên EU.
Theo Bundesbank, những nước cung cấp các khoản hỗ trợ tài chính và người dân của họ, những người phải đóng thuế, sẽ phải gánh chịu những rủi ro lớn hơn nhiều và kéo theo những hậu quả nghiêm trọng khác.
Thêm vào đó, tại Italy, sự rạn nứt trong quan hệ giữa Thủ tướng Silvio Berlusconi và đối tác trong liên minh cầm quyền của ông, Umberto Bossi - người đứng đầu đảng Liên minh phương Bắc, đã phủ bóng đen lên việc Quốc hội nước này sẽ thông qua các biện pháp thắt lưng buộc bụng mới trị giá 45 tỷ euro.
Đảng của ông Bossi đã đề nghị xóa bỏ kế hoạch tăng thuế giá trị gia tăng (VAT) và tuổi nghỉ hưu ở Italy./.
Các thỏa thuận này giống như thỏa thuận giữa Phần Lan và Hy Lạp, về những đảm bảo đối với các khoản vay để đổi lấy phần đóng góp của các nước vào gói cứu trợ thứ hai dành cho Hy Lạp.
Đồng thời, Moody's cho rằng, các biện pháp chống khủng hoảng của EU cũng đang phải đối mặt với những nguy cơ chính trị mới tại Đức và Italy.
Moody's lường trước khả năng các nước khác trong khu vực đồng euro (Eurozone) sẽ phản đối thỏa thuận giữa Phần Lan và Hy Lạp, theo đó nhất trí để Athens cất khoảng 600 triệu euro vào tài khoản đặc biệt, phòng trường hợp không thể trả được phần cho vay của Helsinki trong gói cứu trợ thứ hai.
Moody còn cho rằng, bất đồng ngày càng gia tăng về các thỏa thuận cho vay song song sẽ đặt ra nghi ngờ về khả năng của các nước Eurozone trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công đang bao trùm khu vực.
Thủ tướng Phần Lan Jyrki Katainen đã cảnh báo, nếu thỏa thuận song song không được ký kết, nước này sẽ không tham gia gói cứu trợ thứ hai dành cho Hy Lạp. Trong khi đó, các nước như Áo, Hà Lan và Slovakia cũng muốn có các thỏa thuận song song riêng của họ với Hy Lạp.
Khả năng những đòi hỏi như vậy trở nên phổ biến không phải là nguy cơ duy nhất đối với thời hạn do chính EU đặt ra cho việc 17 nước thành viên Eurozone thông qua gói cứu trợ mới vào cuối tháng Chín. Bên cạnh đó, gói cứu trợ này của EU còn đang đứng trước những rủi ro mang tính chính trị.
Ngân hàng Trung ương Đức (Bundesbank) trong báo cáo hàng tháng mới đây nhất cho biết, thỏa thuận của Eurozone, bao gồm các điều khoản đối với Quỹ bình ổn tài chính của EU (EFSF), về việc mua trái phiếu từ các nền kinh tế đang gặp khó khăn ở Eurozone có thể vi phạm luật pháp của Đức do trao thêm quyền lực tài chính cho Brussels.
Đức cho rằng, đây là một hành động nhượng bộ trước Brussels, làm mất quyền tự chủ về tài chính của các nước thành viên EU.
Theo Bundesbank, những nước cung cấp các khoản hỗ trợ tài chính và người dân của họ, những người phải đóng thuế, sẽ phải gánh chịu những rủi ro lớn hơn nhiều và kéo theo những hậu quả nghiêm trọng khác.
Thêm vào đó, tại Italy, sự rạn nứt trong quan hệ giữa Thủ tướng Silvio Berlusconi và đối tác trong liên minh cầm quyền của ông, Umberto Bossi - người đứng đầu đảng Liên minh phương Bắc, đã phủ bóng đen lên việc Quốc hội nước này sẽ thông qua các biện pháp thắt lưng buộc bụng mới trị giá 45 tỷ euro.
Đảng của ông Bossi đã đề nghị xóa bỏ kế hoạch tăng thuế giá trị gia tăng (VAT) và tuổi nghỉ hưu ở Italy./.
Thái Vân (TTXVNVietnam+)