Cơ quan xếp hạng tín nhiệm Moody's vừa hạ bậc tín nhiệm của 26 ngân hàng Italy, giữa lúc những ngân hàng này đang phải vật lộn với nhiều khó khăn do tác động của các biện pháp thắt lưng buộc bụng của Chính phủ Mario Monti.
Trong thông cáo báo chí đăng trên trang web của mình ngày 14/5, Moody's cho biết 26 ngân hàng nói trên bị hạ bậc tín nhiệm bởi vì nền kinh tế Italia đã bị suy thoái trở lại vào đầu năm 2012 và chưa có dấu hiệu phục hồi rõ ràng, đồng thời các biện pháp thắt lưng buộc bụng của chính phủ đang làm giảm nhu cầu vay mượn.
Số ngân hàng này, bị Moody's hạ bậc tín nhiệm từ một đến bốn bậc, đang phải vật lộn với ngày càng nhiều khoản trích lập dự phòng cho các khoản cho vay khó đòi, có sự tiếp cận hạn chế với các nguồn tài trợ cũng như lợi nhuận bị sụt giảm.
Tuy nhiên, Moody's cũng lưu ý rằng sự hỗ trợ của Ngân hàng Trung ương Châu Âu đã làm giảm bớt nguy cơ vỡ nợ của nhiều ngân hàng Italy.
Triển vọng mà Moody's dành cho 26 ngân hàng của Italy đều ở mức tiêu cực. Đáng chú ý trong số 26 ngân hàng này có ngân hàng UniCredit, ngân hàng lớn nhất Italy, bị hạ một bậc về mức tín nhiệm nợ dài hạn, xuống mức A3. Ngân hàng lớn thứ hai của Italia là Intesa San Paolo cũng bị hạ bậc tín nhiệm từ A2 xuống A3.
Động thái nói trên của Moody’s diễn ra tiếp sau việc cơ quan này hôm 13/2 đã giảm mức xếp hạng tín nhiệm của Italy từ A2 xuống mức A3 (trên mức junk - tức mức không khuyến nghị đầu tư - chỉ bốn bậc) với triển vọng tiêu cực, cũng như của 5 nước khác, trong đó có Tây Ban Nha, do nghi ngờ khả năng của khu vực sử dụng đồng euro trong đối phó với cuộc khủng hoảng nợ công./.
Trong thông cáo báo chí đăng trên trang web của mình ngày 14/5, Moody's cho biết 26 ngân hàng nói trên bị hạ bậc tín nhiệm bởi vì nền kinh tế Italia đã bị suy thoái trở lại vào đầu năm 2012 và chưa có dấu hiệu phục hồi rõ ràng, đồng thời các biện pháp thắt lưng buộc bụng của chính phủ đang làm giảm nhu cầu vay mượn.
Số ngân hàng này, bị Moody's hạ bậc tín nhiệm từ một đến bốn bậc, đang phải vật lộn với ngày càng nhiều khoản trích lập dự phòng cho các khoản cho vay khó đòi, có sự tiếp cận hạn chế với các nguồn tài trợ cũng như lợi nhuận bị sụt giảm.
Tuy nhiên, Moody's cũng lưu ý rằng sự hỗ trợ của Ngân hàng Trung ương Châu Âu đã làm giảm bớt nguy cơ vỡ nợ của nhiều ngân hàng Italy.
Triển vọng mà Moody's dành cho 26 ngân hàng của Italy đều ở mức tiêu cực. Đáng chú ý trong số 26 ngân hàng này có ngân hàng UniCredit, ngân hàng lớn nhất Italy, bị hạ một bậc về mức tín nhiệm nợ dài hạn, xuống mức A3. Ngân hàng lớn thứ hai của Italia là Intesa San Paolo cũng bị hạ bậc tín nhiệm từ A2 xuống A3.
Động thái nói trên của Moody’s diễn ra tiếp sau việc cơ quan này hôm 13/2 đã giảm mức xếp hạng tín nhiệm của Italy từ A2 xuống mức A3 (trên mức junk - tức mức không khuyến nghị đầu tư - chỉ bốn bậc) với triển vọng tiêu cực, cũng như của 5 nước khác, trong đó có Tây Ban Nha, do nghi ngờ khả năng của khu vực sử dụng đồng euro trong đối phó với cuộc khủng hoảng nợ công./.
Ngự Bình/Rome (Vietnam+)