Đặc sứ về nhân quyền của Nhật Bản ở Liên Hợp Quốc, Hideaki Ueda hôm 12/6 đã vấp phải những lời kêu gọi đòi ông này phải từ chức sau khi xuất hiện một đoạn video trong đó ông Ueda quát vào mặt một nhà ngoại giao đồng nghiệp là hãy"câm miệng."
Đoạn video ghi lại sự việc diễn ra ở Ủy ban về tra tấn của LHQ tại Geneva đã gây ra một cơn bão chỉ trích trên Internet sau khi được tung lên YouTube. Nhiều người yêu cầu đặc sứ Hideaki Ueda phải bị triệu hồi về Nhật Bản.
Luật sư Shinichiro Koike, người cho biết đã có mặt trong phiên làm việc xảy ra sự cố trên, giải thích rằng một đại diện từ Mauritius đã chỉ trích hệ thống tư pháp của Nhật Bản, vốn không cho phép các luật sư được hiện diện trong quá trình thẩm vấn.
Ueda, đã lập tức lên tiếng bênh vực nước ông bằng một thứ tiếng Anh không được chuẩn. "Hiển nhiên Nhật Bản không phải đang sống trong thời trung cổ" - ông tuyên bố - "Chúng tôi là một trong những nước hiện đại nhất trong lĩnh vực này".
Koike viết rằng bình luận của Ueda đã gây ra một số tiếng cười và những tiếng cười đó đã không xuất hiện trong đoạn video.
"Đừng cười! Tại sao các vị lại cười? Câm miệng! Câm miệng" - vị đặc sứ cáu tiết la lối - "Chúng tôi là một trong những nước hiện đại nhất trong lĩnh vực này. Đó là niềm tự hào của chúng tôi. Hiển nhiên cũng tôi vẫn có những sự thiếu hụt và thiếu sót. Mọi đất nước đều có sự thiếu hụt và thiếu sót, nhưng chúng tôi vẫn đang cố gắng để cải thiện tình hình".
Người dùng Twitter spad7u59sambaocnne đã bình luận: "Chúng ta nên thay thế một ông già thiếu năng lực như thế bởi ông ấy chỉ gây hại mà thôi"
Người dùng khác với nick Minecraftor nói: "Chúng ta có vấn đề khi tiền thuế lại được sử dụng để nuôi một nhà ngoại giao mặt dày và ngạo mạn, người chỉ cố nuôi bảo vệ cái tôi của mình, bất chấp việc bản thân không có năng lực".
Tờ Tokyo Shimbun gọi đây là "sự cố kỳ quặc" và nói rằng nó đã diễn ra sau hàng loạt bê bối sảy miệng của các chính trị gia cấp cao đã khiến các nước khác nổi giận.
Tháng trước, thị trưởng Osaka Toru Hashimoto nói rằng các nô lệ tình dục thời chiến tranh đã phục vụ một vai trò "cần thiết" nhằm giúp cân bằng các quân nhân bị áp lực chiến đấu nặng nề. Bình luận của ông đã vấp phải vô số chỉ trích từ các nước đã bị Nhật Bản đô hộ trong những năm 1930, 1940 và cả từ phía Mỹ.
Thị trưởng Tokyo Naoki Inose cũng đã phải xin lỗi thế giới Hồi giáo vào tháng Tư năm nay sau khi nói rằng các nước Hồi giáo chẳng có gì chung ngoại trừ Thánh Allah và họ "thường xuyên đánh lộn lẫn nhau".
Các nhóm vận động quốc tế nói rằng hệ thống tư pháp của Nhật Bản hiện thiên vị quá nhiều bên công tố và dựa nhiều vào các lời khai, phần lớn thu được dưới hoạt động ép cung.
Họ nói rằng việc giam giữ dài mà không cần khởi tố, trung bình khoảng ba tuần, và cách thẩm vấn kể trên đã dẫn tới việc Nhật Bản có tỷ lệ kết án cao tới 99% - một hiện tượng bất thường./.
Video ông Hideaki Ueda quát một đồng nghiệp phải câm miệng:
Đoạn video ghi lại sự việc diễn ra ở Ủy ban về tra tấn của LHQ tại Geneva đã gây ra một cơn bão chỉ trích trên Internet sau khi được tung lên YouTube. Nhiều người yêu cầu đặc sứ Hideaki Ueda phải bị triệu hồi về Nhật Bản.
Luật sư Shinichiro Koike, người cho biết đã có mặt trong phiên làm việc xảy ra sự cố trên, giải thích rằng một đại diện từ Mauritius đã chỉ trích hệ thống tư pháp của Nhật Bản, vốn không cho phép các luật sư được hiện diện trong quá trình thẩm vấn.
Ueda, đã lập tức lên tiếng bênh vực nước ông bằng một thứ tiếng Anh không được chuẩn. "Hiển nhiên Nhật Bản không phải đang sống trong thời trung cổ" - ông tuyên bố - "Chúng tôi là một trong những nước hiện đại nhất trong lĩnh vực này".
Koike viết rằng bình luận của Ueda đã gây ra một số tiếng cười và những tiếng cười đó đã không xuất hiện trong đoạn video.
"Đừng cười! Tại sao các vị lại cười? Câm miệng! Câm miệng" - vị đặc sứ cáu tiết la lối - "Chúng tôi là một trong những nước hiện đại nhất trong lĩnh vực này. Đó là niềm tự hào của chúng tôi. Hiển nhiên cũng tôi vẫn có những sự thiếu hụt và thiếu sót. Mọi đất nước đều có sự thiếu hụt và thiếu sót, nhưng chúng tôi vẫn đang cố gắng để cải thiện tình hình".
Người dùng Twitter spad7u59sambaocnne đã bình luận: "Chúng ta nên thay thế một ông già thiếu năng lực như thế bởi ông ấy chỉ gây hại mà thôi"
Người dùng khác với nick Minecraftor nói: "Chúng ta có vấn đề khi tiền thuế lại được sử dụng để nuôi một nhà ngoại giao mặt dày và ngạo mạn, người chỉ cố nuôi bảo vệ cái tôi của mình, bất chấp việc bản thân không có năng lực".
Tờ Tokyo Shimbun gọi đây là "sự cố kỳ quặc" và nói rằng nó đã diễn ra sau hàng loạt bê bối sảy miệng của các chính trị gia cấp cao đã khiến các nước khác nổi giận.
Tháng trước, thị trưởng Osaka Toru Hashimoto nói rằng các nô lệ tình dục thời chiến tranh đã phục vụ một vai trò "cần thiết" nhằm giúp cân bằng các quân nhân bị áp lực chiến đấu nặng nề. Bình luận của ông đã vấp phải vô số chỉ trích từ các nước đã bị Nhật Bản đô hộ trong những năm 1930, 1940 và cả từ phía Mỹ.
Thị trưởng Tokyo Naoki Inose cũng đã phải xin lỗi thế giới Hồi giáo vào tháng Tư năm nay sau khi nói rằng các nước Hồi giáo chẳng có gì chung ngoại trừ Thánh Allah và họ "thường xuyên đánh lộn lẫn nhau".
Các nhóm vận động quốc tế nói rằng hệ thống tư pháp của Nhật Bản hiện thiên vị quá nhiều bên công tố và dựa nhiều vào các lời khai, phần lớn thu được dưới hoạt động ép cung.
Họ nói rằng việc giam giữ dài mà không cần khởi tố, trung bình khoảng ba tuần, và cách thẩm vấn kể trên đã dẫn tới việc Nhật Bản có tỷ lệ kết án cao tới 99% - một hiện tượng bất thường./.
Video ông Hideaki Ueda quát một đồng nghiệp phải câm miệng:
Linh Vũ (Vietnam+)