50 năm - một nửa đời người, mối tình kết nghĩa thủy chung giữa Thông tấn xã Việt Nam với Sư đoàn Vinh Quang vẫn một lòng son sắt.
Từ đồng bằng đến miền núi, từ nông thôn ra thành thị, dù lên rừng, hay xuống biển, dấu chân của những phóng viên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) cùng những người lính Sư đoàn 304 Anh hùng vẫn luôn bên nhau.
Hình mẫu đẹp của tình quân dân
Nửa thế kỷ đã trôi qua, thời gian cứ vần vã trôi, bao thế hệ đã kinh qua, mặc cho bão táp lửa đạn trong cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, hay trở ngại về khoảng cách, lời thề kết nghĩa năm xưa giữa lãnh đạo TTXVN và Sư đoàn Vinh Quang ngày ấy, nay là Sư đoàn 304 vẫn chưa bao giờ nhạt phai trong tâm trí những người chiến sỹ cầm bút, cầm súng hôm nay.
Đánh giá về tình kết nghĩa cao cả ấy, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, nguyên Chính ủy Binh đoàn Hương Giang (đơn vị chủ quản của Sư đoàn 304) đã từng nhận xét: “Đây là một hình mẫu đẹp của sự gắn bó quân dân, sự đoàn kết phối hợp giữa các ngành, các cấp nhằm thực hiện một mục tiêu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa yêu quý của chúng ta”.
Hàng chục năm sau, mỗi khi nhớ lại những hình ảnh trong ngày kết nghĩa của hai đơn vị tại Bỉm Sơn, Thanh Hóa - nơi Sư đoàn đóng quân, Trung tướng Nguyễn Thế Bôn, nguyên Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, ngày đó là Tham mưu trưởng Sư đoàn 304, Trưởng đoàn thi đua Ba Nhất vẫn không thể nào quên cái lần đầu gặp gỡ chan chứa tình thương yêu, tình đồng chí ấy.
Sáng 14/4/1960, thông tin về lễ kết nghĩa được phổ biến cho toàn thể đơn vị. Sư đoàn chuẩn bị căng tin tiếp đón, nghỉ ngơi và dựng một cổng chào rất đẹp vì anh em nghe nói trong đoàn có nhiều cô gái đẹp, lại mặc áo dài.
Hôm ấy, bộ đội ăn vận thật chính quy, khi đoàn Việt Nam Thông tấn xã đến, đồng chí Bôn chỉ huy bộ đội chia quân đứng thành hai hàng tiêu binh oai dũng dọc hai bên đường từ cổng chào đến hội trường.
Kỳ lạ thay, khi ông Hoàng Tư Trai, Phó Tổng Giám đốc Việt Nam Thông tấn xã lúc bấy giờ tiến đến bắt tay người cán bộ tham mưu Sư đoàn, thật tự nhiên, hai bên cứ thế sáp lại rồi ôm nhau trong tiếng hò reo vang dội và những ánh mắt, những giọt nước mắt hạnh phúc của toàn thể cán bộ trong đoàn và anh em bộ đội.
Súng bên bút
Và kể từ thời khắc thiêng liêng ấy, mối tình giữa hai đơn vị như hạt lúa được gieo mầm cứ thế trổ bông cùng năm tháng. Tiếp bước cha anh, đúng ngày 30/4 lịch sử của 24 năm về trước (1986), Lễ kết nghĩa giữa Đoàn Thanh niên hai đơn vị cũng đã diễn ra đầy trang trọng, tự hào.
Như một bản tình ca bất diệt suốt chiều dài lịch sử, tình kết nghĩa giữa hai đơn vị luôn gắn liền với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ non sông, xây dựng đất nước. Súng bên bút, đầu sát bên đầu, những cán bộ, phóng viên, biên tập viên, công nhân viên TTXVN và cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 304 đã luôn kề vai sát cánh bên nhau, cùng nhau sẻ chia những khó khăn, gian khổ và ác liệt nơi chiến trường, động viên và giúp đỡ nhau hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ.
Mỗi chiến công và thành tích của cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 304, dù trong thời chiến hay thời bình đều được những người anh em kết nghĩa TTXVN ghi lại bằng lời, bằng hình ảnh và tuyên truyền rộng rãi khắp đất nước và quốc tế. Lớp lớp các thế hệ thanh niên hai đơn vị đã sống, học tập và làm việc hết mình, phấn đấu xứng đáng với truyền thống thanh niên Việt Nam Anh hùng.
Tự hào thay, những cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 304 và cán bộ, phóng viên, kỹ thuật viên TTXVN đã cùng nhau chiến đấu trong chiến dịch Hồ Chí Minh dưới khí thế hào hùng vang động núi rừng của cả nước lên đường, toàn dân ra trận.
Đặc biệt, phóng viên TTXVN cùng những phóng viên mặt trận đã ghi được hình ảnh người lính Sư đoàn 304 cùng với chiếc xe tăng của Lữ đoàn 203 cắm lá cờ Bách chiến, Bách thắng của Đảng và Bác Hồ kính yêu lên sào huyệt cuối cùng của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, giành lại toàn vẹn non sông, đất nước.
Vọng mãi lời thề kết nghĩa
TTXVN - cơ quan thông tin chiến lược của quốc gia, ngân hàng lớn cung cấp nguồn tin trong nước và thế giới đã hai lần được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng trong chiến tranh và trong đổi mới. Sư đoàn Vinh Quang - đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, ngày nay đã trở thành một đơn vị bộ binh cơ giới chủ lực của Quân đội nhân dân Việt Nam được ví như “Quả đấm thép” của quân đội.
Bước vào giai đoạn cách mạng mới, phóng viên TTXVN đã phản ánh kịp thời những thành tích của Sư đoàn như phong trào huấn luyện kiểu mẫu, đại đội huấn luyện giỏi, trung đội bắn giỏi, cuộc vận động quản lý, khai thác vũ khí, trang bị tốt, bền, an toàn, tiết kiệm và an toàn giao thông, ngày đêm rèn luyện, học tập để làm chủ khoa học kỹ thuật, nâng cao trình độ sẵn sàng chiến đấu.
Trong ngày Đại thắng mùa xuân, biết bao cán bộ, chiến sỹ, phóng viên, cán bộ kỹ thuật đã ra đi không trở về, trong đó hàng ngàn cán bộ, chiến sỹ Sư đoàn 304 và hơn 250 cán bộ, phóng viên thông tấn đã anh dũng ngã xuống trong chiến trường.
Máu đào của các anh, các chị đã tô thắm thêm truyền thống anh hùng của dân tộc Việt Nam, của TTXVN và Sư đoàn 304; góp phần xứng đáng của mình cho đất nước nở hoa độc lập./.
Từ đồng bằng đến miền núi, từ nông thôn ra thành thị, dù lên rừng, hay xuống biển, dấu chân của những phóng viên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) cùng những người lính Sư đoàn 304 Anh hùng vẫn luôn bên nhau.
Hình mẫu đẹp của tình quân dân
Nửa thế kỷ đã trôi qua, thời gian cứ vần vã trôi, bao thế hệ đã kinh qua, mặc cho bão táp lửa đạn trong cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, hay trở ngại về khoảng cách, lời thề kết nghĩa năm xưa giữa lãnh đạo TTXVN và Sư đoàn Vinh Quang ngày ấy, nay là Sư đoàn 304 vẫn chưa bao giờ nhạt phai trong tâm trí những người chiến sỹ cầm bút, cầm súng hôm nay.
Đánh giá về tình kết nghĩa cao cả ấy, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, nguyên Chính ủy Binh đoàn Hương Giang (đơn vị chủ quản của Sư đoàn 304) đã từng nhận xét: “Đây là một hình mẫu đẹp của sự gắn bó quân dân, sự đoàn kết phối hợp giữa các ngành, các cấp nhằm thực hiện một mục tiêu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa yêu quý của chúng ta”.
Hàng chục năm sau, mỗi khi nhớ lại những hình ảnh trong ngày kết nghĩa của hai đơn vị tại Bỉm Sơn, Thanh Hóa - nơi Sư đoàn đóng quân, Trung tướng Nguyễn Thế Bôn, nguyên Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, ngày đó là Tham mưu trưởng Sư đoàn 304, Trưởng đoàn thi đua Ba Nhất vẫn không thể nào quên cái lần đầu gặp gỡ chan chứa tình thương yêu, tình đồng chí ấy.
Sáng 14/4/1960, thông tin về lễ kết nghĩa được phổ biến cho toàn thể đơn vị. Sư đoàn chuẩn bị căng tin tiếp đón, nghỉ ngơi và dựng một cổng chào rất đẹp vì anh em nghe nói trong đoàn có nhiều cô gái đẹp, lại mặc áo dài.
Hôm ấy, bộ đội ăn vận thật chính quy, khi đoàn Việt Nam Thông tấn xã đến, đồng chí Bôn chỉ huy bộ đội chia quân đứng thành hai hàng tiêu binh oai dũng dọc hai bên đường từ cổng chào đến hội trường.
Kỳ lạ thay, khi ông Hoàng Tư Trai, Phó Tổng Giám đốc Việt Nam Thông tấn xã lúc bấy giờ tiến đến bắt tay người cán bộ tham mưu Sư đoàn, thật tự nhiên, hai bên cứ thế sáp lại rồi ôm nhau trong tiếng hò reo vang dội và những ánh mắt, những giọt nước mắt hạnh phúc của toàn thể cán bộ trong đoàn và anh em bộ đội.
Súng bên bút
Và kể từ thời khắc thiêng liêng ấy, mối tình giữa hai đơn vị như hạt lúa được gieo mầm cứ thế trổ bông cùng năm tháng. Tiếp bước cha anh, đúng ngày 30/4 lịch sử của 24 năm về trước (1986), Lễ kết nghĩa giữa Đoàn Thanh niên hai đơn vị cũng đã diễn ra đầy trang trọng, tự hào.
Như một bản tình ca bất diệt suốt chiều dài lịch sử, tình kết nghĩa giữa hai đơn vị luôn gắn liền với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ non sông, xây dựng đất nước. Súng bên bút, đầu sát bên đầu, những cán bộ, phóng viên, biên tập viên, công nhân viên TTXVN và cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 304 đã luôn kề vai sát cánh bên nhau, cùng nhau sẻ chia những khó khăn, gian khổ và ác liệt nơi chiến trường, động viên và giúp đỡ nhau hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ.
Mỗi chiến công và thành tích của cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 304, dù trong thời chiến hay thời bình đều được những người anh em kết nghĩa TTXVN ghi lại bằng lời, bằng hình ảnh và tuyên truyền rộng rãi khắp đất nước và quốc tế. Lớp lớp các thế hệ thanh niên hai đơn vị đã sống, học tập và làm việc hết mình, phấn đấu xứng đáng với truyền thống thanh niên Việt Nam Anh hùng.
Tự hào thay, những cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 304 và cán bộ, phóng viên, kỹ thuật viên TTXVN đã cùng nhau chiến đấu trong chiến dịch Hồ Chí Minh dưới khí thế hào hùng vang động núi rừng của cả nước lên đường, toàn dân ra trận.
Đặc biệt, phóng viên TTXVN cùng những phóng viên mặt trận đã ghi được hình ảnh người lính Sư đoàn 304 cùng với chiếc xe tăng của Lữ đoàn 203 cắm lá cờ Bách chiến, Bách thắng của Đảng và Bác Hồ kính yêu lên sào huyệt cuối cùng của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, giành lại toàn vẹn non sông, đất nước.
Vọng mãi lời thề kết nghĩa
TTXVN - cơ quan thông tin chiến lược của quốc gia, ngân hàng lớn cung cấp nguồn tin trong nước và thế giới đã hai lần được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng trong chiến tranh và trong đổi mới. Sư đoàn Vinh Quang - đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, ngày nay đã trở thành một đơn vị bộ binh cơ giới chủ lực của Quân đội nhân dân Việt Nam được ví như “Quả đấm thép” của quân đội.
Bước vào giai đoạn cách mạng mới, phóng viên TTXVN đã phản ánh kịp thời những thành tích của Sư đoàn như phong trào huấn luyện kiểu mẫu, đại đội huấn luyện giỏi, trung đội bắn giỏi, cuộc vận động quản lý, khai thác vũ khí, trang bị tốt, bền, an toàn, tiết kiệm và an toàn giao thông, ngày đêm rèn luyện, học tập để làm chủ khoa học kỹ thuật, nâng cao trình độ sẵn sàng chiến đấu.
Trong ngày Đại thắng mùa xuân, biết bao cán bộ, chiến sỹ, phóng viên, cán bộ kỹ thuật đã ra đi không trở về, trong đó hàng ngàn cán bộ, chiến sỹ Sư đoàn 304 và hơn 250 cán bộ, phóng viên thông tấn đã anh dũng ngã xuống trong chiến trường.
Máu đào của các anh, các chị đã tô thắm thêm truyền thống anh hùng của dân tộc Việt Nam, của TTXVN và Sư đoàn 304; góp phần xứng đáng của mình cho đất nước nở hoa độc lập./.
Quang Vũ (Vietnam+)