Một người Mỹ sống sót 10 ngày trong rừng chỉ nhờ uống nước suối

Lukas McClish, 34 tuổi, sống ở bang California (Mỹ) bị mắc kẹt 10 ngày trên núi, anh đã sống sót nhờ uống nước từ các con suối và thác gặp trên đường.

Lukas McClish đã sống sót nhờ uống nước từ các con suối và thác gặp trên đường. (Nguồn: Sky News)
Lukas McClish đã sống sót nhờ uống nước từ các con suối và thác gặp trên đường. (Nguồn: Sky News)

Do bị lạc trong quá trình leo núi, anh Lukas McClish, 34 tuổi, sống ở bang California (Mỹ) đã mắc kẹt 10 ngày trên núi. Anh chia sẻ chính nguồn nước sông, suối tự nhiên đã giúp anh sống sót, vượt qua những ngày khó khăn.

Ngày 11/6, McClish bắt đầu hành trình leo núi Santa Cruz dự kiến kéo dài trong ba giờ. Tuy nhiên, hành trình này lâu hơn anh nghĩ rất nhiều.

McClish đã bị lạc trên núi, một phần do các mốc giới địa phương bị phá hủy trong những trận cháy rừng gần đây.

Gia đình của McClish chính thức thông báo việc anh mất tích khi anh không tham dự bữa ăn tối nhân Ngày của Cha (16/6).

Lực lượng chức năng đã tiến hành chiến dịch tìm kiếm McClish. Cuối cùng, họ đã tìm thấy anh vào ngày 20/6 nhờ một thiết bị bay không người lái của Văn phòng Cảnh sát trưởng Santa Cruz.

Khi đó, McClish đang ở trong công viên quốc gia Big Basin Redwoods - công viên quốc gia lâu đời nhất California với những cây gỗ đỏ cổ thụ.

Khi được tìm thấy, McClish không có thương tích nghiêm trọng nào. Anh cho biết cảm thấy mệt, hơi đau và mất giọng, đồng thời chia sẻ anh đã sống sót nhờ uống nước từ các con suối và thác gặp trên đường.

Rất may lực lượng cứu hộ đã kịp thời tìm được McClish vào thời điểm cơ thể anh rất cần thức ăn và chất dinh dưỡng./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Dự án Tỏa: Tinh hoa toả sáng – Điểm đến Nghệ thuật Đa giác quan. (Ảnh: Khánh Ly/Vietnam+)

Đến TỎA để chạm vào nghệ thuật bằng mọi giác quan

Tại TỎA, các tác phẩm nghệ thuật sẽ được kể một cách trực quan, sinh động với sự hỗ trợ từ công nghệ “video art immersive”, một hình thức trình diễn nghệ thuật sử dụng video kết hợp công nghệ trình chiếu hiện đại, để tạo ra môi trường thị giác và thính giác bao trùm, giúp người xem cảm thấy như đang “bước vào bên trong” tác phẩm nghệ thuật.