Ngày 20/4, ông Nguyễn Đình Xuân, Giám đốc Vườn quốc gia Lò Gò Xa Mát ở tỉnh Tây Ninh đã được thị trưởng thành phố Bern, Thụy Sỹ trao tặng giải thưởng vì những nỗ lực trong việc bảo vệ gấu ở Việt Nam.
Theo bà Nguyễn Thị Vân Anh - điều phối viên Chương trình bảo vệ động vật hoang dã của Trung tâm giáo dục thiên nhiên, ông Xuân là người tích cực đề nghị xử lý nghiêm các hoạt động kinh doanh gấu trái phép ở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Ông Xuân cũng trực tiếp liên hệ với các cơ quan chức năng của Hàn Quốc để đề nghị các cơ quan này hợp tác phổ biến tới du khách về pháp luật bảo vệ gấu ở Việt Nam, giúp họ tránh vi phạm pháp luật bảo vệ gấu.
Ông Xuân cũng liên hệ với các cơ quan truyền thông trong và ngoài nước nhằm hợp tác nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo tồn gấu và các loài động vật hoang dã quý hiếm khác.
Ngoài ra, ông Xuân còn thường xuyên gửi các khuyến nghị tới các đại biểu Quốc hội, các nhà chức trách của Việt Nam yêu cầu giúp đỡ giải quyết vấn đề này.
Ông Alexander Tschaeppaet - thị trưởng thành phố Bern cho biết thành phố này có lịch sử gắn kết với loài gấu. Chính vì vậy, ngài thị trưởng muốn ghi nhận những cống hiến của ông Xuân với hy vọng công tác bảo vệ loài gấu ở Việt Nam sẽ nhận thêm được nhiều sự quan tâm ủng hộ.
Theo Thống kê của Cục Kiểm lâm Việt Nam, hiện có khoảng 4.000 cá thể gấu đang bị nuôi nhốt. Hầu hết số gấu này đều có nguồn gốc tự nhiên. Nhu cầu sử dụng mật gấu là một trong những mối đe dọa chính đối với loài gấu ở Việt Nam.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra mật gấu nuôi không hề có tác dụng chữa bệnh như quảng cáo mà thậm chí còn độc hại vì lẫn mủ máu, dư lượng chất gây mê, kháng sinh.
Hơn nữa, hiện đã có nhiều loại thuốc thay thế mật gấu tự nhiên rất hữu hiệu mà không nhất thiết phải giết hại gấu.
Ông Xuân cho biết gấu không thể sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt và chúng sẽ chết dần chết mòn do bị cầm tù trong những chiếc cũi chật hẹp.
Việc nuôi gấu lấy mật sẽ kích thích việc săn bắt gấu ngoài tự nhiên và làm tăng nguy cơ tuyệt chủng loài gấu ở Việt Nam và các nước lân cận./.
Theo bà Nguyễn Thị Vân Anh - điều phối viên Chương trình bảo vệ động vật hoang dã của Trung tâm giáo dục thiên nhiên, ông Xuân là người tích cực đề nghị xử lý nghiêm các hoạt động kinh doanh gấu trái phép ở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Ông Xuân cũng trực tiếp liên hệ với các cơ quan chức năng của Hàn Quốc để đề nghị các cơ quan này hợp tác phổ biến tới du khách về pháp luật bảo vệ gấu ở Việt Nam, giúp họ tránh vi phạm pháp luật bảo vệ gấu.
Ông Xuân cũng liên hệ với các cơ quan truyền thông trong và ngoài nước nhằm hợp tác nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo tồn gấu và các loài động vật hoang dã quý hiếm khác.
Ngoài ra, ông Xuân còn thường xuyên gửi các khuyến nghị tới các đại biểu Quốc hội, các nhà chức trách của Việt Nam yêu cầu giúp đỡ giải quyết vấn đề này.
Ông Alexander Tschaeppaet - thị trưởng thành phố Bern cho biết thành phố này có lịch sử gắn kết với loài gấu. Chính vì vậy, ngài thị trưởng muốn ghi nhận những cống hiến của ông Xuân với hy vọng công tác bảo vệ loài gấu ở Việt Nam sẽ nhận thêm được nhiều sự quan tâm ủng hộ.
Theo Thống kê của Cục Kiểm lâm Việt Nam, hiện có khoảng 4.000 cá thể gấu đang bị nuôi nhốt. Hầu hết số gấu này đều có nguồn gốc tự nhiên. Nhu cầu sử dụng mật gấu là một trong những mối đe dọa chính đối với loài gấu ở Việt Nam.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra mật gấu nuôi không hề có tác dụng chữa bệnh như quảng cáo mà thậm chí còn độc hại vì lẫn mủ máu, dư lượng chất gây mê, kháng sinh.
Hơn nữa, hiện đã có nhiều loại thuốc thay thế mật gấu tự nhiên rất hữu hiệu mà không nhất thiết phải giết hại gấu.
Ông Xuân cho biết gấu không thể sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt và chúng sẽ chết dần chết mòn do bị cầm tù trong những chiếc cũi chật hẹp.
Việc nuôi gấu lấy mật sẽ kích thích việc săn bắt gấu ngoài tự nhiên và làm tăng nguy cơ tuyệt chủng loài gấu ở Việt Nam và các nước lân cận./.
Ngọc Dung (Vietnam+)