Một số bệnh lý tim mạch thường gặp ở người có thói quen hút thuốc

Một số bệnh lý tim mạch thường gặp ở những người có thói quen hút thuốc gồm xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, đột tử, bệnh mạch vành, rối loạn nhịp tim, phình động mạch chủ và tăng huyết áp.

Nhân viên y tế đo huyết áp cho người dân. (Ảnh: T.G/Vietnam+)
Nhân viên y tế đo huyết áp cho người dân. (Ảnh: T.G/Vietnam+)

Hút thuốc (thuốc lá hoặc thuốc lào), dù nhiều hay ít, dù hút trực tiếp hay hút thụ động (hít phải khói thuốc), ngay cả thuốc lá điện tử đều tác động có hại đến hệ tim mạch.

Tác hại của hút thuốc với hệ tim mạch

Một số bệnh lý tim mạch thường gặp ở những người có thói quen hút thuốc gồm xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, đột tử, bệnh mạch vành, rối loạn nhịp tim, phình động mạch chủ và tăng huyết áp.

So với người không bao giờ hút thuốc lá, người đang hút thuốc lá có nguy cơ bị:

- Nhồi máu cơ tim cao hơn gấp 3 lần.

  • Đột quy não cao hơn từ 2-4 lần.
  • Phình động mạch chủ cao hơn gấp 8 lần.

- Bệnh động mạch ngoại vi cao hơn 16 lần.

Ngoài ra, người hút thuốc có khả năng bị các thể tăng huyết áp nặng như tăng huyết áp ác tính và tăng huyết áp kháng trị, các rối loạn nhịp tim, bệnh cơ tim…

Lợi ích của việc bỏ hút thuốc

Bỏ hút thuốc, dù bất kỳ lúc nào cũng đều có lợi ích cho việc cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng khác.

Nếu chưa bị bệnh tim mạch: Bỏ hút thuốc giúp giảm 1/2 nguy cơ mắc bệnh động mạch vành chỉ sau 1 năm đồng thời làm giảm nguy cơ nhồi máu não và xuất huyết dưới nhện.

screen-shot-2023-12-05-at-110934-3202.png
Giáo sư Phạm Mạnh Hùng - Phó chủ tịch Hội tim mạch học Việt Nam. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Nếu đã bị bệnh tim mạch

- Đối với người mắc bệnh động mạch vành, bỏ hút thuốc giúp giảm 36% nguy cơ mắc các biến cố tim mạch và 50% nguy cơ tử vong sớm.

- Ở những bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim, bỏ hút thuốc giúp giảm 40% nguy cơ tử vong và 30% nguy cơ tái phát nhồi máu cơ tim.

- Đối với những người mắc bệnh động mạch chi dưới, bỏ hút thuốc giúp cải thiện khả năng gắng sức, giảm nguy cơ phải cắt cụt chi và tăng tỷ lệ sống còn./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục