Danh sách các nhà khoa học thuộc tốp 1% được trích dẫn nhiều nhất theo xác định của Reuters dựa trên cơ sở chỉ số khoa học cốt lõi (Essential Science Indicators) 1 của tổng số 128.887 bài báo có hệ số trích dẫn cao trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2014. Mỗi công bố của các nhà khoa học được xếp hạng trong tốp 1% được tính theo sự phân bố của chỉ số ESI trong từng lĩnh vực và theo năm của công bố.
Tâm điểm của sự kiện là sự tham gia của hàng chục quỹ đầu tư (như Quỹ đầu tư mạo hiểm IDG Vietnam; Cyber Agent, Quỹ Tăng tốc khởi nghiệp VIISA), nhà đầu tư với khoảng 100 nhóm/công ty khởi nghiệp và đặc biệt là các tổ chức tài chính như Ngân hàng Vietinbank, Vietcombank…
Hiểu được khó khăn về vốn đầu tư của các start-up để đưa ý tưởng sáng tạo vào thực tế cuộc sống, một số ngân hàng như Vietcombank, Vietinbank và BIDV đã hỗ trợ qua việc triển khai chương trình giảm lãi suất vay, cung cấp các gói tín dụng ưu đãi với các thủ tục và điều kiện tín dụng sẽ được điều chỉnh theo hướng thông thoáng và dễ dàng, phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp mới.
Theo đánh giá của Ban tổ chức, TECHFEST 2016, đây là một sự kiện thành công với sự quan tâm của các bộ, ngành, các tổ chức chính trị-xã hội có hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp. Đặc biệt, vai trò của các nhà tài trợ như Vietinbank, Vietcombank có ý nghĩa quan trọng cho sự thành công này.
Theo đó, có hai công trình được vinh danh là “Công nghệ sản xuất tinh quặng sắt, thép và vật liệu xây dựng không nung từ bùn đỏ” của tiến sĩ Vũ Đức Lợi, Viện Hóa học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) và tiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn (Công ty Cổ phần thương mại Thái Hưng); “Ứng dụng công nghệ tiên tiến sản xuất vắcxin phòng bệnh cho người” của giáo sư, tiến sĩ khoa học Hoàng Thủy Nguyên và cố giáo sư, tiến sĩ khoa học (Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương).
Đây là các công trình nghiên cứu có giá trị khoa học xuất sắc và đã được triển khai ứng dụng ở Việt Nam, có đóng góp lớn vào việc phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ sức khỏe nhân dân, bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh - quốc phòng của đất nước.
Đây là vắcxin MR đầu tiên được chuyển giao công nghệ sản xuất thành công tại Việt Nam, trong khuôn khổ Dự án “Tăng cường năng lực sản xuất vắcxin phối hợp sởi-rubella” do JICA hỗ trợ. Tháng 3/2016, với sự hỗ trợ của các chuyên gia Nhật Bản, vắcxin MR do Polyvac sản xuất đã được thử nghiệm lâm sàng và được đánh giá là an toàn, hiệu quả cho người sử dụng.
Trong thời gian tới, Polyvac sẽ hoàn thành các thủ tục liên quan đến cấp phép lưu hành sản phẩm để có thể cung cấp vắcxin MR cho Chương trình tiêm chủng mở rộng, phục vụ tiêm miễn phí cho trẻ em Việt Nam.
Ngay sau khi sự cố xảy ra trên diện rộng, tất cả các Viện Nghiên cứu trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và các ngành nông nghiệp, tài nguyên và y tế… cũng đã tổ chức lấy và phân tích mẫu hải sản chết tại 4 tỉnh miền Trung.
Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức đoàn công tác liên ngành gồm các nhà khoa học của các Viện nghiên cứu liên quan đi khảo sát thực địa tại vùng biển 4 tỉnh miền Trung để tổng hợp thông tin, lấy mẫu và tiến hành phân tích mẫu để đánh giá hiện tượng và tìm hiểu nguyên nhân...
Vụ việc này một lần nữa lên tiếng cảnh báo về tình trạng bảo vệ nguồn phóng xạ di động tại Việt Nam. Bởi, trước đó đã có nhiều vụ mất cắp nguồn phóng xạ xảy ra.
Tới tháng 10/2016, cơ quan chức năng cho biết các nguồn phóng xạ nguy hiểm (khoảng 600 nguồn) đã được cơ quan chức năng gắn thiết bị theo dõi, tránh tình trạng mất cắp xảy ra và không thể thu hồi nguồn phóng xạ bị mất.