Ngày 1/11, một tòa án ở Kuwait đã trả tự do cho thủ lĩnh đối lập Mussallam al-Barrak sau khi ông này nộp tiền bảo lãnh và cũng để giảm căng thẳng sau cuộc biểu tình bạo lực phản đối việc giam giữ ông làm hàng chục người bị thương.
Luật sư của ông Barrak cho biết một thẩm phán đã quyết định cho thân chủ của ông tại ngoại với khoản tiền bảo lãnh 10.000 đina (35.600 USD) sau khi đoàn luật sư bào chữa trình một kiến nghị phản đối việc bắt giữ ông.
Khoảng 200 người ủng hộ đã chào đón ông Barrak khi ông ra khỏi nhà tù trung tâm, nằm cách thành phố Kuwait 25km về phía Tây Nam.
[Bạo động tiếp tục bùng phát trước bầu cử ở Kuwait]
Ông Barrak bị bắt giữ hôm 30/10 vì có các phát biểu được cho là chê bai Quốc vương Sheikh Sabah al-Ahmad al-Sabah trước thềm cuộc bầu cử vào ngày 1/12. Với tội danh này, ông Barrak có thể phải chịu án tù tới 5 năm.
Ngay sau khi ông al-Barrak bị bắt, khoảng 10.000 người biểu tình đã tụ tập trước nhà riêng của ông tại Andalus, cách thành phố Kuwait 20km về phía Tây Nam, trước khi tuần hành đến nhà tù trung tâm cách đó 3km để kêu gọi trả tự do cho ông.
Đụng độ giữa cảnh sát chống bạo động và hàng trăm người biểu tình đã xảy ra và kéo dài đến tận đêm 31/10 tại khu vực nhà riêng của ông al-Barrak và quanh nhà tù trung tâm.
Các nhóm đối lập đã tổ chức một cuộc họp khẩn cấp sau các vụ đụng độ. Một thông cáo chung của 11 nhóm chính trị và thanh niên cho biết họ nhấn mạnh sẽ tiếp tục tiến hành biểu tình hòa bình và kêu gọi chính phủ trả tự do cho tất cả những người đang bị giam giữ và hủy sửa đổi luật bầu cử gây tranh cãi vốn là nguyên nhân khiến bất đồng hiện nay leo thang thành bạo lực.
Trong khi đó, Bộ Nội vụ Kuwait đã một lần nữa nhấn mạnh sẽ không cho phép bất cứ cuộc biểu tình mới nào, kể cả cuộc biểu tình mà phe đối lập lên kế hoạch vào ngày 4/11 tới.
Bộ này cảnh báo sẽ sử dụng các biện pháp mạnh tay hơn để trấn áp các cuộc biểu tình chống chính phủ bất chấp lệnh cấm tụ tập được ban hành tuần trước.
Cuộc khủng hoảng hiện nay ở Kuwait bùng phát sau khi chính phủ quyết định sửa đổi luật bầu cử, trong một động thái mà phe đối lập cáo buộc là một bước đi nhằm tăng khả năng chiến thắng của các đảng cầm quyền trong cuộc bầu cử quốc hội vào ngày 1/12 tới.
Các rối loạn chính trị đã làm thị trường chứng khoán Kuwait - một thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) - bị sụt giảm khoảng 2%, xuống còn 5.645 điểm trong ngày 1/11./.
Luật sư của ông Barrak cho biết một thẩm phán đã quyết định cho thân chủ của ông tại ngoại với khoản tiền bảo lãnh 10.000 đina (35.600 USD) sau khi đoàn luật sư bào chữa trình một kiến nghị phản đối việc bắt giữ ông.
Khoảng 200 người ủng hộ đã chào đón ông Barrak khi ông ra khỏi nhà tù trung tâm, nằm cách thành phố Kuwait 25km về phía Tây Nam.
[Bạo động tiếp tục bùng phát trước bầu cử ở Kuwait]
Ông Barrak bị bắt giữ hôm 30/10 vì có các phát biểu được cho là chê bai Quốc vương Sheikh Sabah al-Ahmad al-Sabah trước thềm cuộc bầu cử vào ngày 1/12. Với tội danh này, ông Barrak có thể phải chịu án tù tới 5 năm.
Ngay sau khi ông al-Barrak bị bắt, khoảng 10.000 người biểu tình đã tụ tập trước nhà riêng của ông tại Andalus, cách thành phố Kuwait 20km về phía Tây Nam, trước khi tuần hành đến nhà tù trung tâm cách đó 3km để kêu gọi trả tự do cho ông.
Đụng độ giữa cảnh sát chống bạo động và hàng trăm người biểu tình đã xảy ra và kéo dài đến tận đêm 31/10 tại khu vực nhà riêng của ông al-Barrak và quanh nhà tù trung tâm.
Các nhóm đối lập đã tổ chức một cuộc họp khẩn cấp sau các vụ đụng độ. Một thông cáo chung của 11 nhóm chính trị và thanh niên cho biết họ nhấn mạnh sẽ tiếp tục tiến hành biểu tình hòa bình và kêu gọi chính phủ trả tự do cho tất cả những người đang bị giam giữ và hủy sửa đổi luật bầu cử gây tranh cãi vốn là nguyên nhân khiến bất đồng hiện nay leo thang thành bạo lực.
Trong khi đó, Bộ Nội vụ Kuwait đã một lần nữa nhấn mạnh sẽ không cho phép bất cứ cuộc biểu tình mới nào, kể cả cuộc biểu tình mà phe đối lập lên kế hoạch vào ngày 4/11 tới.
Bộ này cảnh báo sẽ sử dụng các biện pháp mạnh tay hơn để trấn áp các cuộc biểu tình chống chính phủ bất chấp lệnh cấm tụ tập được ban hành tuần trước.
Cuộc khủng hoảng hiện nay ở Kuwait bùng phát sau khi chính phủ quyết định sửa đổi luật bầu cử, trong một động thái mà phe đối lập cáo buộc là một bước đi nhằm tăng khả năng chiến thắng của các đảng cầm quyền trong cuộc bầu cử quốc hội vào ngày 1/12 tới.
Các rối loạn chính trị đã làm thị trường chứng khoán Kuwait - một thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) - bị sụt giảm khoảng 2%, xuống còn 5.645 điểm trong ngày 1/11./.
(TTXVN)