Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, mùa mưa bão năm nay sẽ đến muộn, có thể sẽ xảy ra lũ lớn. Do đó, công tác phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn cần phải được chuẩn bị tốt nhằm hạn chế tối đa thiệt hại.
Cẩn trọng với mưa bão muộn
Tại Hội nghị tập huấn công tác phòng chống lụt bão năm 2010 tổ chức hôm qua (28/6), các đại biểu cho rằng trong các năm trước, vào các tháng Năm, Sáu và Bảy, miền Bắc thường xảy ra mưa lớn trên diện rộng, nhưng năm nay đến cuối tháng Sáu mà vẫn chưa có mưa, bão và áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông.
Do vậy, ông Bùi Minh Tăng - Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho rằng năm nay bão sẽ đến muộn hơn so với mọi năm. Bão xuất hiện muộn thì lũ càng lớn. Do đó, các địa phương cần thận trọng đề phòng lũ lụt xảy ra.
Cách đây chỉ một tuần, vào ngày 21, 22/6 ở Tương Dương (Nghệ An) mưa mới chỉ đạt 70-80mm nhưng đã gây ra lũ quét, thiệt hại 10 tỷ đồng.
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, năm nay sẽ có 5-6 cơn bão, áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào Việt Nam.
Bắc Bộ và Nam Bộ sẽ có 2-3 đợt mưa rất lớn trên diện rộng. Trung Bộ sẽ có 4-5 đợt mưa lớn trên diện rộng, lượng mưa nhiều hơn bình thường, tập trung từ tháng 9-12.
Bắc Bộ, đỉnh lũ trên các con sông suối xuất hiện vào nửa cuối tháng Bảy và đầu tháng Tám. Đỉnh lũ trên sông Thao, Lô, Thái Bình, Hoàng Long đều ở mức xấp xỉ và trên báo động 3, trên sông Hồng xấp xỉ báo động 2. Mùa lũ ở Bắc Trung bộ sẽ bắt đầu từ cuối tháng Tám đến giữa tháng Mười, sẽ xuất hiện lũ lịch sử trên một số sông thuộc Trung Bộ.
Mặc dù Việt Nam là nước gặp nhiều thiên tai, bão lụt nhưng ông Trần Quang Hoài, Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và phòng chống lụt bão cho rằng công tác phòng chống lụt bão của chúng ta vẫn còn những hạn chế. Các công trình phòng chống lụt bão tuy đã được đầu tư những vẫn còn quan ngại khi thiên tai xảy ra, chưa đảm bảo ổn định sản xuất và đời sống.
Hơn nữa, “trong quá trình đô thị hóa, một số thành phố, thị xã, thị trấn san lấp mặt bằng để xây dựng công trình, nhà cửa lấn chiếm hành lang thoát lũ. Nhận thức của cộng đồng đối thiên tai vẫn còn hạn chế. Số đông người dân vùng sâu, vùng xa, vùng thiên tai, bão lũ chưa được tiếp cận với các biện pháp phòng tránh thiên tai. Do vậy, nhiều người dân đã phải chịu thiệt hại không đáng có,” ông Hoài nói.
Chủ động phòng chống thiên tai
Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương nhấn mạnh để làm tốt công tác phòng chống lụt bão cần nâng cao vai trò của cấp huyện.
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vũ Văn Tám, Phó Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương, Việt Nam đã hứng chịu nhiều hậu quả khá nặng nề của thiên tai. Do đó, chúng ta đã tích lũy được nhiều bài học. Kinh nghiệm cho thấy muốn làm tốt công tác phòng chống lụt bão cần huy động toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc, nâng cao vai trò của cấp huyện trong việc thực hiện phương châm “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư tại chỗ, hậu cần tại chỗ).
Tuy nhiên, đại diện các huyện cho rằng công tác phòng chống lụt bão còn gặp nhiều khó khăn.
Ông Nguyễn Đình Chiêu - Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Phú Xuyên (Hà Nội) chia sẻ: “Các huyện cần có thông tin kịp thời về dự báo tình hình lụt bão để có phương án điều hành, công tác chỉ đạo phòng chống lụt bão phải đúng hướng và nhanh chóng tuyên truyền tới người dân. Đồng thời, để bảo vệ tốt hệ thống đê kè cần quản lý chặt việc cấp phép khai thác khoáng sản, cát trên sông.”
Còn theo ông Đỗ Khoa Văn - Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh), hiện nay, trang bị phương tiện cho lực lượng cứu hộ còn thiếu. Nhiều nơi, công tác phòng chống lụt bão lại làm theo kiểu “cháy nhà mới chữa”, tức là cứ sạt lở, hỏng đê mới cấp kinh phí tu bổ. Do đó, Nhà nước nên cấp kinh phí giúp các huyện kiên cố hóa đê kè nhằm chủ động phòng tránh lũ lụt. Việc giao cho cấp xã quản lý đê điều hiện nay chưa phát huy được hiệu quả do không có kinh phí.
Vì thế, cần có cơ chế gắn quyền lợi với trách nhiệm của xã với công tác phòng chống bão lụt thì mới làm tốt được./.
Cẩn trọng với mưa bão muộn
Tại Hội nghị tập huấn công tác phòng chống lụt bão năm 2010 tổ chức hôm qua (28/6), các đại biểu cho rằng trong các năm trước, vào các tháng Năm, Sáu và Bảy, miền Bắc thường xảy ra mưa lớn trên diện rộng, nhưng năm nay đến cuối tháng Sáu mà vẫn chưa có mưa, bão và áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông.
Do vậy, ông Bùi Minh Tăng - Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho rằng năm nay bão sẽ đến muộn hơn so với mọi năm. Bão xuất hiện muộn thì lũ càng lớn. Do đó, các địa phương cần thận trọng đề phòng lũ lụt xảy ra.
Cách đây chỉ một tuần, vào ngày 21, 22/6 ở Tương Dương (Nghệ An) mưa mới chỉ đạt 70-80mm nhưng đã gây ra lũ quét, thiệt hại 10 tỷ đồng.
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, năm nay sẽ có 5-6 cơn bão, áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào Việt Nam.
Bắc Bộ và Nam Bộ sẽ có 2-3 đợt mưa rất lớn trên diện rộng. Trung Bộ sẽ có 4-5 đợt mưa lớn trên diện rộng, lượng mưa nhiều hơn bình thường, tập trung từ tháng 9-12.
Bắc Bộ, đỉnh lũ trên các con sông suối xuất hiện vào nửa cuối tháng Bảy và đầu tháng Tám. Đỉnh lũ trên sông Thao, Lô, Thái Bình, Hoàng Long đều ở mức xấp xỉ và trên báo động 3, trên sông Hồng xấp xỉ báo động 2. Mùa lũ ở Bắc Trung bộ sẽ bắt đầu từ cuối tháng Tám đến giữa tháng Mười, sẽ xuất hiện lũ lịch sử trên một số sông thuộc Trung Bộ.
Mặc dù Việt Nam là nước gặp nhiều thiên tai, bão lụt nhưng ông Trần Quang Hoài, Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và phòng chống lụt bão cho rằng công tác phòng chống lụt bão của chúng ta vẫn còn những hạn chế. Các công trình phòng chống lụt bão tuy đã được đầu tư những vẫn còn quan ngại khi thiên tai xảy ra, chưa đảm bảo ổn định sản xuất và đời sống.
Hơn nữa, “trong quá trình đô thị hóa, một số thành phố, thị xã, thị trấn san lấp mặt bằng để xây dựng công trình, nhà cửa lấn chiếm hành lang thoát lũ. Nhận thức của cộng đồng đối thiên tai vẫn còn hạn chế. Số đông người dân vùng sâu, vùng xa, vùng thiên tai, bão lũ chưa được tiếp cận với các biện pháp phòng tránh thiên tai. Do vậy, nhiều người dân đã phải chịu thiệt hại không đáng có,” ông Hoài nói.
Chủ động phòng chống thiên tai
Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương nhấn mạnh để làm tốt công tác phòng chống lụt bão cần nâng cao vai trò của cấp huyện.
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vũ Văn Tám, Phó Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương, Việt Nam đã hứng chịu nhiều hậu quả khá nặng nề của thiên tai. Do đó, chúng ta đã tích lũy được nhiều bài học. Kinh nghiệm cho thấy muốn làm tốt công tác phòng chống lụt bão cần huy động toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc, nâng cao vai trò của cấp huyện trong việc thực hiện phương châm “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư tại chỗ, hậu cần tại chỗ).
Tuy nhiên, đại diện các huyện cho rằng công tác phòng chống lụt bão còn gặp nhiều khó khăn.
Ông Nguyễn Đình Chiêu - Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Phú Xuyên (Hà Nội) chia sẻ: “Các huyện cần có thông tin kịp thời về dự báo tình hình lụt bão để có phương án điều hành, công tác chỉ đạo phòng chống lụt bão phải đúng hướng và nhanh chóng tuyên truyền tới người dân. Đồng thời, để bảo vệ tốt hệ thống đê kè cần quản lý chặt việc cấp phép khai thác khoáng sản, cát trên sông.”
Còn theo ông Đỗ Khoa Văn - Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh), hiện nay, trang bị phương tiện cho lực lượng cứu hộ còn thiếu. Nhiều nơi, công tác phòng chống lụt bão lại làm theo kiểu “cháy nhà mới chữa”, tức là cứ sạt lở, hỏng đê mới cấp kinh phí tu bổ. Do đó, Nhà nước nên cấp kinh phí giúp các huyện kiên cố hóa đê kè nhằm chủ động phòng tránh lũ lụt. Việc giao cho cấp xã quản lý đê điều hiện nay chưa phát huy được hiệu quả do không có kinh phí.
Vì thế, cần có cơ chế gắn quyền lợi với trách nhiệm của xã với công tác phòng chống bão lụt thì mới làm tốt được./.
Ngọc Mễ (Báo Tin Tức/Vietnam+)