'Mùa Hè rớt' sẽ không quay trở lại với nước Nga trong năm nay

“Mùa Hè rớt” là một hiện tượng thiên nhiên, thời tiết đặc trưng ở nước Nga, khi nắng ấm pha chút se lạnh vào đầu mùa Thu, với nền nhiệt từ 17-19 độ C.
'Mùa Hè rớt' sẽ không quay trở lại với nước Nga trong năm nay ảnh 1Khoảng thời gian ấm áp ngắn ngủi kích thích người dân đổ ra các công viên, khu rừng để tận hưởng khung cảnh tươi đẹp của thiên nhiên. (Ảnh: Hiếu Trần/Vietnam+)

Ngày 18/10, hãng thông tấn TASS của Nga dẫn lời chuyên gia khí tượng cho biết người dân nước này không nên chờ đợi “mùa Hè rớt” sẽ quay trở lại trong năm nay.

Trả lời phỏng vấn hãng thông tấn Nga, Giám đốc khoa học của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Nga Roman Vilfand cho biết: “Người dân không nên trông chờ vào sự trở lại của “mùa hè rớt” một lần nữa trong năm nay. Hiện tượng thiên nhiên này chỉ kéo dài đến giữa tháng 10 vừa qua.”

Theo ông Vilfand, kể từ cuối tuần này thủ đô Moskva và khắp các thành phố khác sẽ bắt đầu đợt lạnh kéo dài cho đến khi bắt đầu mùa Đông. Người dân sẽ phải mặc áo ấm và đội mũ khi ra đường vì trời sẽ có mưa và tuyết rơi.

[Photo] Người dân Nga tưng bừng trong Lễ tiễn mùa Đông

Theo ông Roman Vilfand, khoảng thời gian mùa Hè rớt năm nay là ngắn nhất trong nhiều thập niên gần đây.

“Mùa Hè rớt” là một hiện tượng thiên nhiên, thời tiết đặc trưng ở nước Nga và nhiều quốc gia châu Âu. Đó là thời tiết nắng ấm pha chút se lạnh vào đầu mùa Thu, với nền nhiệt từ 17-19 độ C, thuận tiện cho người dân ra công viên tận hưởng vẻ đẹp độc đáo của thiên nhiên./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Đồi cỏ tranh ngút ngàn ở xã vùng cao Pu Nhi

Đồi cỏ tranh ngút ngàn ở xã vùng cao Pu Nhi

Giữa không gian núi đồi hùng vỹ ngút ngàn, cỏ tranh phủ một màu trắng muốt, đung đưa theo làn gió tạo nên khung cảnh thơ mộng tại xã vùng cao Pu Nhi, huyện Điện Biên Đông (Điện Biên).

Tro bụi phun lên từ núi lửa Marapi ở Padang Panjang, Tây Sumatra, Indonesia. (Ảnh: THX/TTXVN)

Indonesia: Núi lửa Marapi phun tro bụi cao hơn 1.000 m

Từ đầu tháng 4 đến nay, Indonesia ghi nhận 9 vụ phun trào và 125 đợt phát thải từ núi lửa Marapi, theo đó cảnh báo người dân và khách du lịch không đi vào khu vực bán kính 3 km từ miệng núi lửa.