Theo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân, hiện nay, nguồn đầu tư cho khoa học và công nghệ Việt Nam còn quá khiêm tốn.
Mặc dù nhà nước dành 2% tổng chi ngân sách quốc gia hàng năm, nhưng tính ra giá trị tuyệt đối mới có khoảng gần 700 triệu USD, tính bình quân thì mỗi người chưa được 10 USD dành cho khoa học và công nghệ.
Nếu kể cả nguồn đầu tư của xã hội, từ doanh nghiệp thì cũng có chưa quá 1 tỷ USD, và bình quân mới có hơn 10 USD/người cho khoa học và công nghệ.
"Đây là mức quá thấp so với các nước trên thế giới, kể cả các nước lân cận trong khu vực, trong khi Hàn Quốc có mức đầu tư trên đầu người tới 1.000 USD, hay Trung Quốc mức đầu tư bình quân đầu người đã vượt quá 30 USD. Vì vậy, chúng ta phải làm sao tăng được nguồn đầu tư cho khoa học và công nghệ, chủ yếu từ xã hội, từ doanh nghiệp?”, Bộ trưởng Nguyễn Quân trăn trở.
Để tạo nguồn kinh phí cho hoạt động khoa học và công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ đã nỗ lực tạo cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp và mọi tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí cho hoạt động khoa học và công nghệ như miễn thuế xuất nhập khẩu công nghệ, miễn thuế thu nhập cá nhân từ nguồn hợp đồng nghiên cứu. Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi đã quy định doanh nghiệp được trích tới 10% lợi nhuận trước thuế thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp...
Tuy vậy, đến nay đầu tư của doanh nghiệp cho hoạt động khoa học và công nghệ vẫn thấp hơn đầu tư từ ngân sách nhà nước, chỉ đạt khoảng 350-400 triệu USD so với ngân sách khoảng 600 triệu USD. Nguyên nhân của những hạn chế này là do chưa có chế tài đủ mạnh buộc doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân đầu tư cho khoa học và công nghệ. Các doanh nghiệp nhỏ có lợi nhuận trước thuế thấp, nên nguồn trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp không đủ để đổi mới công nghệ của chính doanh nghiệp mình.
Nhận định về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Quân cho hay: "Hiện nay, chúng ta đã kêu gọi doanh nghiệp dành 10% lợi nhuận trước thuế cho phát triển khoa học và công nghệ, nhưng rất ít doanh nghiệp làm được việc này."
Bộ trưởng Nguyễn Quân cho rằng có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân, doanh nghiệp của chúng ta quá nhỏ và siêu nhỏ. 10% lợi nhuận trước thuế của họ cũng chỉ đáng giá một vài chục triệu đồng, may lắm là vài trăm triệu đồng, không đủ để họ đổi mới công nghệ của chính họ, để đầu tư nghiên cứu sản phẩm mới.
“Vì thế, chúng tôi đang kiến nghị với Chính phủ, Quốc hội là sắp tới có thể huy động nguồn đóng góp này vào Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của địa phương, của tỉnh. Và khi chúng ta huy động được nguồn đóng góp của hàng nghìn doanh nghiệp tại địa phương, tỉnh sẽ có đủ nguồn đầu tư cho một số doanh nghiệp hàng đầu hay trọng yếu của địa phương đó để đổi mới công nghệ, tạo sản phẩm mới”, Bộ trưởng Nguyễn Quân nhấn mạnh./.
Mặc dù nhà nước dành 2% tổng chi ngân sách quốc gia hàng năm, nhưng tính ra giá trị tuyệt đối mới có khoảng gần 700 triệu USD, tính bình quân thì mỗi người chưa được 10 USD dành cho khoa học và công nghệ.
Nếu kể cả nguồn đầu tư của xã hội, từ doanh nghiệp thì cũng có chưa quá 1 tỷ USD, và bình quân mới có hơn 10 USD/người cho khoa học và công nghệ.
"Đây là mức quá thấp so với các nước trên thế giới, kể cả các nước lân cận trong khu vực, trong khi Hàn Quốc có mức đầu tư trên đầu người tới 1.000 USD, hay Trung Quốc mức đầu tư bình quân đầu người đã vượt quá 30 USD. Vì vậy, chúng ta phải làm sao tăng được nguồn đầu tư cho khoa học và công nghệ, chủ yếu từ xã hội, từ doanh nghiệp?”, Bộ trưởng Nguyễn Quân trăn trở.
Để tạo nguồn kinh phí cho hoạt động khoa học và công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ đã nỗ lực tạo cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp và mọi tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí cho hoạt động khoa học và công nghệ như miễn thuế xuất nhập khẩu công nghệ, miễn thuế thu nhập cá nhân từ nguồn hợp đồng nghiên cứu. Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi đã quy định doanh nghiệp được trích tới 10% lợi nhuận trước thuế thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp...
Tuy vậy, đến nay đầu tư của doanh nghiệp cho hoạt động khoa học và công nghệ vẫn thấp hơn đầu tư từ ngân sách nhà nước, chỉ đạt khoảng 350-400 triệu USD so với ngân sách khoảng 600 triệu USD. Nguyên nhân của những hạn chế này là do chưa có chế tài đủ mạnh buộc doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân đầu tư cho khoa học và công nghệ. Các doanh nghiệp nhỏ có lợi nhuận trước thuế thấp, nên nguồn trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp không đủ để đổi mới công nghệ của chính doanh nghiệp mình.
Nhận định về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Quân cho hay: "Hiện nay, chúng ta đã kêu gọi doanh nghiệp dành 10% lợi nhuận trước thuế cho phát triển khoa học và công nghệ, nhưng rất ít doanh nghiệp làm được việc này."
Bộ trưởng Nguyễn Quân cho rằng có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân, doanh nghiệp của chúng ta quá nhỏ và siêu nhỏ. 10% lợi nhuận trước thuế của họ cũng chỉ đáng giá một vài chục triệu đồng, may lắm là vài trăm triệu đồng, không đủ để họ đổi mới công nghệ của chính họ, để đầu tư nghiên cứu sản phẩm mới.
“Vì thế, chúng tôi đang kiến nghị với Chính phủ, Quốc hội là sắp tới có thể huy động nguồn đóng góp này vào Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của địa phương, của tỉnh. Và khi chúng ta huy động được nguồn đóng góp của hàng nghìn doanh nghiệp tại địa phương, tỉnh sẽ có đủ nguồn đầu tư cho một số doanh nghiệp hàng đầu hay trọng yếu của địa phương đó để đổi mới công nghệ, tạo sản phẩm mới”, Bộ trưởng Nguyễn Quân nhấn mạnh./.
Nguyễn Bích Thủy (TTXVN)