Nhật báo kinh tế Pháp Les Echos (Tiếng vọng) ngày 3/1 đã dự báo về “Mười thách thức đối với nền kinh tế thế giới trong năm 2012”, trong đó những thách thức hàng đầu liên quan tới châu Âu, vốn đang hứng chịu tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng nợ công ở Khu vực đồng tiền chung euro (Eurozone).
Thách thức thứ nhất phụ thuộc vào việc Eurozone có tìm được nguồn tài chính nhằm thoát khỏi nguy cơ sụp đổ hay không. Thứ hai, cần xem xét lại vấn đề nợ công của Hy Lạp nhằm tìm ra những giải pháp có thể trấn an các "chủ nợ" của quốc gia này.
Thứ ba, theo Les Echos, liệu nước Anh có thể tránh được "cơn bão nợ công”, khi mà chính sách khắc khổ và cuộc khủng hoảng đồng euro vẫn đè nặng lên nền kinh tế nước này. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng ngành tài chính quốc gia này vẫn được xem là nơi có “có giá trị bảo toàn” cao, trong khi Anh vẫn làm chủ được việc in tiền, nên cũng giúp giảm thiểu những rủi ro nhất định.
[Châu Âu đối mặt với đầy khó khăn trong năm 2012]
Tình hình nước Mỹ trong năm bầu cử 2012, với câu hỏi đặt ra là liệu Tổng thống Barack Obama có thể tái đắc cử nhiệm kỳ tiếp theo để dẫn dắt "nền kinh tế số 1 thế giới" phát triển êm ả hay không, sẽ là vấn đề thứ tư. Theo Les Echos, hiện chưa có gì đảm bảo trong bối cảnh chỉ số tín nhiệm của ông Obama giảm nhẹ, tăng trưởng ì ạch và tỷ lệ thất nghiệp cao, cho thấy sự hồi phục kinh tế của Mỹ còn khá mù mịt.
Thứ năm, bất ổn chính trị tại Nga cũng sẽ là một yếu tố gây thất vọng cho các nhà đầu tư. Do đó, tăng trưởng kinh tế của cường quốc xuất khẩu dầu khí số 1 thế giới này có thể chỉ xoay quanh mức 4%.
Vấn đề thứ sáu khiến Les Echos lo ngại là sự phục hồi chậm chạp của nền kinh tế Nhật Bản, mặc dù nước này thông báo tăng trưởng nhẹ 1,5% trong quý 4 năm ngoái, nhưng nếu tính riêng trong tháng 12 vừa qua, số đơn đặt hàng có xu hướng giảm, cho thấy các doanh nghiệp tư nhân đang gặp nhiều khó khăn do nhu cầu thế giới chững lại và giá đồng yen cao.
Thứ bảy, tác động của những biến động chính trị-xã hội ở Bắc Phi-Trung Đông, trong cái gọi là "Mùa xuân Arập", có thể khiến tăng trưởng kinh tế tại các nước liên quan giảm nhẹ, cũng như đầu tư nước ngoài vào khu vực này khó phục hồi nếu tiến trình chuyển giao chính trị chưa được hoàn thành.
Thách thức thứ tám đối với nền kinh tế thế giới trong năm 2012 là liệu các nước mới trỗi dậy có thành công trong việc bù đắp cho sự đình trệ kinh tế tại các nước phương Tây hay không? Báo cáo của Liên hợp quốc dự trù tăng trưởng kinh tế các nước này có thể sẽ bị giảm nhẹ do sự trì trệ kinh tế tại khu vực châu Âu và Mỹ.
Thứ chín, Les Echos lo ngại bong bóng địa ốc tại Trung Quốc bị nổ. Bất ổn xã hội và việc chính phủ nước này thắt chặt tín dụng sẽ khiến giá nhà giảm. Trong khi đó, lĩnh vực bất động sản chiếm 50% nguồn thu ngân sách các địa phương ở Trung Quốc. Giá đất sụt giảm 50% sẽ khiến các địa phương này gặp nhiều khó khăn trong việc hoàn nợ.
Thách thức cuối cùng là việc quốc tế ban hành lệnh trừng phạt chống Iran có thể sẽ làm tăng giá dầu thô. Les Echos cho rằng, nếu lệnh trừng phạt được thực hiện, giá dầu thô sẽ tăng thêm từ 20-25 USD/thùng và đây có thể sẽ còn trở thành cơn ác mộng cho cả thế giới nếu Iran đóng cửa eo biển Hormuz để đối phó với lệnh cấm vận./.
Thách thức thứ nhất phụ thuộc vào việc Eurozone có tìm được nguồn tài chính nhằm thoát khỏi nguy cơ sụp đổ hay không. Thứ hai, cần xem xét lại vấn đề nợ công của Hy Lạp nhằm tìm ra những giải pháp có thể trấn an các "chủ nợ" của quốc gia này.
Thứ ba, theo Les Echos, liệu nước Anh có thể tránh được "cơn bão nợ công”, khi mà chính sách khắc khổ và cuộc khủng hoảng đồng euro vẫn đè nặng lên nền kinh tế nước này. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng ngành tài chính quốc gia này vẫn được xem là nơi có “có giá trị bảo toàn” cao, trong khi Anh vẫn làm chủ được việc in tiền, nên cũng giúp giảm thiểu những rủi ro nhất định.
[Châu Âu đối mặt với đầy khó khăn trong năm 2012]
Tình hình nước Mỹ trong năm bầu cử 2012, với câu hỏi đặt ra là liệu Tổng thống Barack Obama có thể tái đắc cử nhiệm kỳ tiếp theo để dẫn dắt "nền kinh tế số 1 thế giới" phát triển êm ả hay không, sẽ là vấn đề thứ tư. Theo Les Echos, hiện chưa có gì đảm bảo trong bối cảnh chỉ số tín nhiệm của ông Obama giảm nhẹ, tăng trưởng ì ạch và tỷ lệ thất nghiệp cao, cho thấy sự hồi phục kinh tế của Mỹ còn khá mù mịt.
Thứ năm, bất ổn chính trị tại Nga cũng sẽ là một yếu tố gây thất vọng cho các nhà đầu tư. Do đó, tăng trưởng kinh tế của cường quốc xuất khẩu dầu khí số 1 thế giới này có thể chỉ xoay quanh mức 4%.
Vấn đề thứ sáu khiến Les Echos lo ngại là sự phục hồi chậm chạp của nền kinh tế Nhật Bản, mặc dù nước này thông báo tăng trưởng nhẹ 1,5% trong quý 4 năm ngoái, nhưng nếu tính riêng trong tháng 12 vừa qua, số đơn đặt hàng có xu hướng giảm, cho thấy các doanh nghiệp tư nhân đang gặp nhiều khó khăn do nhu cầu thế giới chững lại và giá đồng yen cao.
Thứ bảy, tác động của những biến động chính trị-xã hội ở Bắc Phi-Trung Đông, trong cái gọi là "Mùa xuân Arập", có thể khiến tăng trưởng kinh tế tại các nước liên quan giảm nhẹ, cũng như đầu tư nước ngoài vào khu vực này khó phục hồi nếu tiến trình chuyển giao chính trị chưa được hoàn thành.
Thách thức thứ tám đối với nền kinh tế thế giới trong năm 2012 là liệu các nước mới trỗi dậy có thành công trong việc bù đắp cho sự đình trệ kinh tế tại các nước phương Tây hay không? Báo cáo của Liên hợp quốc dự trù tăng trưởng kinh tế các nước này có thể sẽ bị giảm nhẹ do sự trì trệ kinh tế tại khu vực châu Âu và Mỹ.
Thứ chín, Les Echos lo ngại bong bóng địa ốc tại Trung Quốc bị nổ. Bất ổn xã hội và việc chính phủ nước này thắt chặt tín dụng sẽ khiến giá nhà giảm. Trong khi đó, lĩnh vực bất động sản chiếm 50% nguồn thu ngân sách các địa phương ở Trung Quốc. Giá đất sụt giảm 50% sẽ khiến các địa phương này gặp nhiều khó khăn trong việc hoàn nợ.
Thách thức cuối cùng là việc quốc tế ban hành lệnh trừng phạt chống Iran có thể sẽ làm tăng giá dầu thô. Les Echos cho rằng, nếu lệnh trừng phạt được thực hiện, giá dầu thô sẽ tăng thêm từ 20-25 USD/thùng và đây có thể sẽ còn trở thành cơn ác mộng cho cả thế giới nếu Iran đóng cửa eo biển Hormuz để đối phó với lệnh cấm vận./.
(TTXVN/Vietnam+)