Thời gian gần đây, dư luận xã hội đang bức xúc vì tình trạng trẻ em bị bạo hành, nhất là khi vụ việc bảo mẫu Trần Thị Phụng ngược đãi cháu bé Hồ Thị Thúy Ngân ở xã Thuận Giao, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương được đưa ra ánh sáng.
Trong cuộc trao đổi với phóng viên Vietnam+, Giáo sư, Tiến sĩ Đào Trọng Thi; Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng đã đến lúc ngành học giáo dục mầm non phải được tập trung đầu tư đúng mức về hệ thống cơ sở vật chất, trường lớp.
"Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần tổ chức tập huấn, đào tạo cho đội ngũ bảo mẫu và đặc biệt phải khơi dậy trong lòng họ tình thương yêu trẻ nhỏ khi chăm sóc, giáo dục những mầm non của đất nước," Giáo sư nhấn mạnh.
- Ông cho rằng muốn tránh bạo hành trẻ em thì giáo dục mầm non cần phải được đầu tư nhiều hơn nữa?
GS. Đào Trọng Thi: Đúng vậy, đã đến lúc tập trung đầu tư cho ngành học giáo dục mầm non vì đây là tiền đề cho trẻ 5 tuổi chuẩn bị vào tiểu học.
Hiện nay, nhà nước dành khoảng 20% ngân sách cho ngành giáo dục. Nếu với các ngành khác thì thế cũng đã là một cố gắng lớn. Số kinh phí này tập trung đầu tư cho bậc tiểu học, rồi sau đó phổ cập trung học cơ sở và bây giờ đang tiến tới mục tiêu hoàn thành phổ cập trung học phổ thông.
Trong ngân sách dành cho giáo dục thì chúng tôi cũng đã có đề nghị là sẽ phải đầu tư nhiều hơn nữa, với tỷ trọng cao hơn cho giáo dục mầm non. Ngoài ra, cần dành một khoản kinh phí cho phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Thậm chí phải đầu tư bằng nguồn trái phiếu Chính phủ.
Đồng thời, cần tăng cường giám sát, kiểm tra, đánh giá thực trạng cơ sở vật chất, tiêu chuẩn đội ngũ cô nuôi dạy trẻ hiện nay như thế nào để có biện pháp chấn chỉnh, góp phần tiếp tục xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh.
- Tuy nhiên, trên thực tế thì trẻ em lại đang được chăm sóc ở những cơ sở tạm bợ, không đảm bảo chất lượng, ông nghĩ sao?
GS. Đào Trọng Thi: Tôi thấy nhiều cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở nuôi dưỡng trẻ đang phải đi thuê, mượn, thậm chí là mượn cơ sở ở trong đình chùa để dạy học, không mang tính chất lâu dài.
Chúng tôi đã đề nghị Bộ Giáo dục Đào tạo đưa việc kiên cố hóa các cơ sở này vào trong chương trình kiên cố hóa trường lớp học, đặc biệt là ở khu vực nông thôn và những vùng khó khăn.
Trước tình hình trẻ em bị ngược đãi, theo tôi cũng đã đến lúc chúng ta xem lại Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em để xem có điều khoản nào cần phải bổ sung, điều chỉnh thêm cho phù hợp với thực tế.
- Vậy đội ngũ những người trực tiếp chăm sóc và giáo dục trẻ em cũng cần phải được trang bị thêm kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ?
GS. Đào Trọng Thi: Thông thường, các bậc phụ huynh luôn tập trung mọi sự ưu tiên, dành những gì tốt đẹp nhất cho những đứa con của mình, đặc biệt là khi các em bắt đầu những bước đi đầu tiên trên con đường học vấn.
Nếu như trong khi nuôi dưỡng, chăm sóc mà trẻ em bị những người bảo mẫu bạo hành, ngược đãi do cố ý thì phải xử lý nghiêm minh theo pháp luật.
Nếu như vi phạm một cách không cố ý do những người bảo mẫu chưa có đủ năng lực, trình độ hay kỹ năng chăm sóc, giáo dục trẻ em thì phải tiến hành đào tạo, tuyên truyền, tập huấn và hướng dẫn, nhất là đội ngũ những người tham gia trực tiếp vào việc chăm sóc, giáo dục trẻ em để họ được chuẩn hóa về trình độ.
Tuy nhiên, theo tôi, muốn chăm sóc, giáo dục trẻ em được tốt thì chúng ta phải có lòng thương yêu trẻ nhỏ.
Hiện nay có nhiều cơ sở giáo dục mầm non, đặc biệt là các cơ sở mầm non ngoài công lập chưa được quản lý chặt chẽ, thậm chí có khá nhiều cơ sở trông giữ, nuôi dạy trẻ mọc lên hoàn toàn tự phát. Cần phải có những quy định rõ về việc bắt buộc đăng ký đối với những nhà trông giữ trẻ kiểu này.
Nếu hội tụ đủ những điều kiện về cơ sở vật chất và đội ngũ nhân viên thì mới cấp phép hoạt động cho họ, qua đó chính quyền địa phương có thể quản lý và giám sát những cơ sở nuôi dưỡng trẻ em trên địa bàn mình.
- Vậy những bước tiến hành sẽ như thế nào, thưa ông?
GS. Đào Trọng Thi: Chúng ta đã có hệ thống đào tạo giáo viên mầm non từ trung cấp, cao đẳng và hiện nay đã đào tạo họ ở cấp đại học với trình độ cử nhân sư phạm rồi. Tuy nhiên những đội ngũ này thì thường về dạy ở những cơ sở lớn.
Đối với những bảo mẫu chăm sóc trẻ ở những cơ sở ngoài công lập thì trước mắt, tối thiểu họ phải đạt được trình độ sơ cấp, nhưng nếu như chuẩn ra thì phải đạt được trình độ trung cấp trở lên mới đáp ứng được yêu cầu.
Và đặc biệt chúng ta phải yêu cầu những cơ sở giáo dục mầm non, đặc biệt là ở ngoài công lập và những cơ sở chăm sóc trẻ hoạt động tự phát thì điều đầu tiên phải có một đội ngũ nhân viên đạt chuẩn theo quy định. Mà ngành giáo dục thì chịu trách nhiệm việc xây chuẩn này.
- Xin cảm ơn ông./.
Trong cuộc trao đổi với phóng viên Vietnam+, Giáo sư, Tiến sĩ Đào Trọng Thi; Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng đã đến lúc ngành học giáo dục mầm non phải được tập trung đầu tư đúng mức về hệ thống cơ sở vật chất, trường lớp.
"Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần tổ chức tập huấn, đào tạo cho đội ngũ bảo mẫu và đặc biệt phải khơi dậy trong lòng họ tình thương yêu trẻ nhỏ khi chăm sóc, giáo dục những mầm non của đất nước," Giáo sư nhấn mạnh.
- Ông cho rằng muốn tránh bạo hành trẻ em thì giáo dục mầm non cần phải được đầu tư nhiều hơn nữa?
GS. Đào Trọng Thi: Đúng vậy, đã đến lúc tập trung đầu tư cho ngành học giáo dục mầm non vì đây là tiền đề cho trẻ 5 tuổi chuẩn bị vào tiểu học.
Hiện nay, nhà nước dành khoảng 20% ngân sách cho ngành giáo dục. Nếu với các ngành khác thì thế cũng đã là một cố gắng lớn. Số kinh phí này tập trung đầu tư cho bậc tiểu học, rồi sau đó phổ cập trung học cơ sở và bây giờ đang tiến tới mục tiêu hoàn thành phổ cập trung học phổ thông.
Trong ngân sách dành cho giáo dục thì chúng tôi cũng đã có đề nghị là sẽ phải đầu tư nhiều hơn nữa, với tỷ trọng cao hơn cho giáo dục mầm non. Ngoài ra, cần dành một khoản kinh phí cho phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Thậm chí phải đầu tư bằng nguồn trái phiếu Chính phủ.
Đồng thời, cần tăng cường giám sát, kiểm tra, đánh giá thực trạng cơ sở vật chất, tiêu chuẩn đội ngũ cô nuôi dạy trẻ hiện nay như thế nào để có biện pháp chấn chỉnh, góp phần tiếp tục xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh.
- Tuy nhiên, trên thực tế thì trẻ em lại đang được chăm sóc ở những cơ sở tạm bợ, không đảm bảo chất lượng, ông nghĩ sao?
GS. Đào Trọng Thi: Tôi thấy nhiều cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở nuôi dưỡng trẻ đang phải đi thuê, mượn, thậm chí là mượn cơ sở ở trong đình chùa để dạy học, không mang tính chất lâu dài.
Chúng tôi đã đề nghị Bộ Giáo dục Đào tạo đưa việc kiên cố hóa các cơ sở này vào trong chương trình kiên cố hóa trường lớp học, đặc biệt là ở khu vực nông thôn và những vùng khó khăn.
Trước tình hình trẻ em bị ngược đãi, theo tôi cũng đã đến lúc chúng ta xem lại Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em để xem có điều khoản nào cần phải bổ sung, điều chỉnh thêm cho phù hợp với thực tế.
- Vậy đội ngũ những người trực tiếp chăm sóc và giáo dục trẻ em cũng cần phải được trang bị thêm kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ?
GS. Đào Trọng Thi: Thông thường, các bậc phụ huynh luôn tập trung mọi sự ưu tiên, dành những gì tốt đẹp nhất cho những đứa con của mình, đặc biệt là khi các em bắt đầu những bước đi đầu tiên trên con đường học vấn.
Nếu như trong khi nuôi dưỡng, chăm sóc mà trẻ em bị những người bảo mẫu bạo hành, ngược đãi do cố ý thì phải xử lý nghiêm minh theo pháp luật.
Nếu như vi phạm một cách không cố ý do những người bảo mẫu chưa có đủ năng lực, trình độ hay kỹ năng chăm sóc, giáo dục trẻ em thì phải tiến hành đào tạo, tuyên truyền, tập huấn và hướng dẫn, nhất là đội ngũ những người tham gia trực tiếp vào việc chăm sóc, giáo dục trẻ em để họ được chuẩn hóa về trình độ.
Tuy nhiên, theo tôi, muốn chăm sóc, giáo dục trẻ em được tốt thì chúng ta phải có lòng thương yêu trẻ nhỏ.
Hiện nay có nhiều cơ sở giáo dục mầm non, đặc biệt là các cơ sở mầm non ngoài công lập chưa được quản lý chặt chẽ, thậm chí có khá nhiều cơ sở trông giữ, nuôi dạy trẻ mọc lên hoàn toàn tự phát. Cần phải có những quy định rõ về việc bắt buộc đăng ký đối với những nhà trông giữ trẻ kiểu này.
Nếu hội tụ đủ những điều kiện về cơ sở vật chất và đội ngũ nhân viên thì mới cấp phép hoạt động cho họ, qua đó chính quyền địa phương có thể quản lý và giám sát những cơ sở nuôi dưỡng trẻ em trên địa bàn mình.
- Vậy những bước tiến hành sẽ như thế nào, thưa ông?
GS. Đào Trọng Thi: Chúng ta đã có hệ thống đào tạo giáo viên mầm non từ trung cấp, cao đẳng và hiện nay đã đào tạo họ ở cấp đại học với trình độ cử nhân sư phạm rồi. Tuy nhiên những đội ngũ này thì thường về dạy ở những cơ sở lớn.
Đối với những bảo mẫu chăm sóc trẻ ở những cơ sở ngoài công lập thì trước mắt, tối thiểu họ phải đạt được trình độ sơ cấp, nhưng nếu như chuẩn ra thì phải đạt được trình độ trung cấp trở lên mới đáp ứng được yêu cầu.
Và đặc biệt chúng ta phải yêu cầu những cơ sở giáo dục mầm non, đặc biệt là ở ngoài công lập và những cơ sở chăm sóc trẻ hoạt động tự phát thì điều đầu tiên phải có một đội ngũ nhân viên đạt chuẩn theo quy định. Mà ngành giáo dục thì chịu trách nhiệm việc xây chuẩn này.
- Xin cảm ơn ông./.
Vũ Anh Minh (Vietnam+)