Trong hai ngày 2-3/9, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm, làm việc tại huyện vùng cao biên giới Mường Lát (tỉnh Thanh Hóa), một trong những huyện khó khăn nhất của cả nước để kiểm tra, nắm bắt tình hình thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X về nông nghiệp, nông thôn, nông dân.
Huyện Mường Lát được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/1/1997, trên cơ sở 6 xã được tách ra từ huyện Quan Hóa cũ, có diện tích tự nhiên khoảng 81.500ha, trong đó chủ yếu là đất lâm nghiệp (86,5%); dân số gần 34.000 người chủ yếu là đồng bào dân tộc Thái (46,2%), Mông (39,8%)...; 100km đường biên giới tiếp giáp với tỉnh Hủa Phăn của Lào.
Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát huy thế mạnh của từng vùng, tiến hành giao đất ổn định lâu dài cho các hộ dân, vận động chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, mạnh dạn đưa giống lúa lai, ngô lai có năng suất cao vào gieo trồng. Hệ thống cầu, đường, điện lưới quốc gia, thủy điện, thông tin liên lạc, trường học, trạm y tế được đầu tư xây dựng và nâng cấp.
Nhờ vậy, 8/9 xã, thị trấn trong huyện đã có điện lưới quốc gia, 9/9 xã có đường ôtô đến trung tâm xã, hệ thống đường liên xã, liên thôn, bản từng bước được đầu tư xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu, mua bán của nhân dân. Số học sinh đi học đúng độ tuổi đạt 99%. Đến nay 100% số xã có trạm y tế. Công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình có nhiều tiến bộ, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hiện còn 1,05%.
Thực hiện các chương trình, mục tiêu quốc gia, đến nay Mường Lát đã hỗ trợ xóa nhà tranh tre dột nát, làm nhà vệ sinh, cung cấp nước sinh hoạt, cho vay vốn ưu đãi, cung cấp giống lúa mới, hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi... cho hàng ngàn hộ nghèo.
Để có điều kiện tiếp tục phát triển nhanh trong thời gian tới, Mường Lát đề nghị Trung ương kéo dài việc thực hiện Nghị quyết 37 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2015.
Huyện cũng đề nghị Trung ương ưu tiên cấp vốn để thực hiện nhanh các chương trình, dự án trên địa bàn, nhất là các chương trình, dự án về giao thông; có chính sách ưu tiên đối với cán bộ, công chức, viên chức... công tác ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn; cần có tiêu chí về xây dựng nông thôn mới phù hợp với từng địa bàn, lĩnh vực, Mường Lát không thể giống các nơi khác.
Tại Mường Lát, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm, tìm hiểu tình hình thực tế tại xã Trung Lý, xã Mường Chanh; nói chuyện thân mật với bà con dân tộc Mông ở bản Khằm I (xã Trung Lý), bà con dân tộc Thái ở bản Sáng (xã Quang Chiểu).
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ân cần thăm hỏi tình hình sản xuất và đời sống của bà con; ghi nhận sự nỗ lực cố gắng của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc trong xã, trong huyện, đã tạo được những chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương, thực hiện định canh định cư, tập trung phát triển cây lương thực, chăn nuôi gia súc, gia cầm, từng bước cải thiện đời sống nhân dân, nhiều gia đình đã có tivi, xe máy.
Tuy vậy Mường Chanh, Trung Lý vẫn là những xã còn nhiều khó khăn. Các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cần tích cực, chủ động hơn nữa, tìm hướng phát triển sản xuất phù hợp, hiệu quả, chăm lo mọi mặt đời sống nhân dân. Riêng Mường Chanh với nhiều tiềm năng phát triển, cần quyết tâm cao, để nơi đây trở thành xã điểm về xây dựng nông thôn mới.
Tổng Bí thư mong muốn, cùng với sự quan tâm của Trung ương, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, bà con các thôn, bản cần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, không ngừng nỗ lực vươn lên để thoát khỏi đói nghèo, xây dựng cuộc sống ngày càng khá giả hơn. Bên cạnh phát triển kinh tế, cần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, chăm lo cho trẻ em được học hành, đào tạo nguồn cán bộ phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển quê hương.
Nhân dịp này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm, tặng quà một số gia đình nghèo, gia đình chính sách tiêu biểu; đến thăm hỏi, động viên cán bộ, chiến sỹ đồn Biên phòng 495, 489. Tổng Bí thư đã ân cần thăm hỏi tình hình đời sống, công tác và gửi đến toàn thể cán bộ, chiến sỹ lực lượng Bộ đội Biên phòng đang làm nhiệm vụ, những tình cảm thân ái và trìu mến nhất nhân dịp Tết Độc lập của dân tộc.
Tổng Bí thư mong muốn các cán bộ, chiến sỹ Bộ đội Biên phòng sẽ tiếp tục phát huy truyền thống của Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng, đoàn kết chặt chẽ, làm tốt nhiệm vụ là đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân dân vận, tích cực góp phần giúp địa phương nơi đóng quân trong xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững an ninh biên giới, đoàn kết quốc tế với nước bạn Lào anh em, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân đã tin tưởng giao phó.
Chiều 3/9, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm việc với lãnh đạo chủ chốt của tỉnh Thanh Hóa và huyện Mường Lát; nghe báo cáo tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW trên địa bàn, cũng như các kiến nghị, đề xuất của địa phương, các ý kiến đóng góp của các ban, bộ, ngành Trung ương.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh những nỗ lực cố gắng của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa nói chung, huyện Mường Lát nói riêng, về những chuyển biến tích cực trong phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản,... giữ vững ổn định chính trị xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Tuy còn nhiều khó khăn, nhưng qua tìm hiểu tình hình thực tế, có thể nhận thấy Mường Lát nói riêng, Thanh Hóa nói chung, còn nhiều tiềm năng để phát triển.
Tổng Bí thư cũng chia sẻ những băn khoăn, trăn trở về số huyện nghèo, xã nghèo, hộ nghèo ở Thanh Hóa, nhất là Mường Lát còn chiếm tỷ lệ cao. Đảng, Nhà nước luôn hết sức quan tâm, chăm lo việc cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, đặc biệt là đồng bào các dân tộc miền núi, vùng sâu, vùng xa, và đã có nhiều chương trình, dự án hỗ trợ rất thiết thực... Vậy việc sử dụng các nguồn lực đầu tư của Nhà nước đã hiệu quả hay chưa? Cần tuyệt đối xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước.
Tổng Bí thư yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cần xác định hướng phát triển cho phù hợp với điều kiện thực tế, làm sao khai thác, phát huy được tiềm năng, thế mạnh của địa phương; phát huy trí tuệ tập thể, tăng cường đoàn kết gắn bó quân với dân, tích cực, năng động tìm cách vượt khó, thoát nghèo, xây dựng Mường Lát, Thanh Hóa ngày càng giàu đẹp, đáp ứng tiêu chuẩn vùng nông thôn kiểu mới.
Về những kiến nghị, đề xuất của Thanh Hóa nói chung, Mường Lát nói riêng, Tổng Bí thư ghi nhận và giao các cơ quan hữu quan tổng hợp, xử lý hài hòa trên cơ sở cân đối chung./.
Huyện Mường Lát được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/1/1997, trên cơ sở 6 xã được tách ra từ huyện Quan Hóa cũ, có diện tích tự nhiên khoảng 81.500ha, trong đó chủ yếu là đất lâm nghiệp (86,5%); dân số gần 34.000 người chủ yếu là đồng bào dân tộc Thái (46,2%), Mông (39,8%)...; 100km đường biên giới tiếp giáp với tỉnh Hủa Phăn của Lào.
Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát huy thế mạnh của từng vùng, tiến hành giao đất ổn định lâu dài cho các hộ dân, vận động chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, mạnh dạn đưa giống lúa lai, ngô lai có năng suất cao vào gieo trồng. Hệ thống cầu, đường, điện lưới quốc gia, thủy điện, thông tin liên lạc, trường học, trạm y tế được đầu tư xây dựng và nâng cấp.
Nhờ vậy, 8/9 xã, thị trấn trong huyện đã có điện lưới quốc gia, 9/9 xã có đường ôtô đến trung tâm xã, hệ thống đường liên xã, liên thôn, bản từng bước được đầu tư xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu, mua bán của nhân dân. Số học sinh đi học đúng độ tuổi đạt 99%. Đến nay 100% số xã có trạm y tế. Công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình có nhiều tiến bộ, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hiện còn 1,05%.
Thực hiện các chương trình, mục tiêu quốc gia, đến nay Mường Lát đã hỗ trợ xóa nhà tranh tre dột nát, làm nhà vệ sinh, cung cấp nước sinh hoạt, cho vay vốn ưu đãi, cung cấp giống lúa mới, hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi... cho hàng ngàn hộ nghèo.
Để có điều kiện tiếp tục phát triển nhanh trong thời gian tới, Mường Lát đề nghị Trung ương kéo dài việc thực hiện Nghị quyết 37 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2015.
Huyện cũng đề nghị Trung ương ưu tiên cấp vốn để thực hiện nhanh các chương trình, dự án trên địa bàn, nhất là các chương trình, dự án về giao thông; có chính sách ưu tiên đối với cán bộ, công chức, viên chức... công tác ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn; cần có tiêu chí về xây dựng nông thôn mới phù hợp với từng địa bàn, lĩnh vực, Mường Lát không thể giống các nơi khác.
Tại Mường Lát, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm, tìm hiểu tình hình thực tế tại xã Trung Lý, xã Mường Chanh; nói chuyện thân mật với bà con dân tộc Mông ở bản Khằm I (xã Trung Lý), bà con dân tộc Thái ở bản Sáng (xã Quang Chiểu).
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ân cần thăm hỏi tình hình sản xuất và đời sống của bà con; ghi nhận sự nỗ lực cố gắng của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc trong xã, trong huyện, đã tạo được những chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương, thực hiện định canh định cư, tập trung phát triển cây lương thực, chăn nuôi gia súc, gia cầm, từng bước cải thiện đời sống nhân dân, nhiều gia đình đã có tivi, xe máy.
Tuy vậy Mường Chanh, Trung Lý vẫn là những xã còn nhiều khó khăn. Các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cần tích cực, chủ động hơn nữa, tìm hướng phát triển sản xuất phù hợp, hiệu quả, chăm lo mọi mặt đời sống nhân dân. Riêng Mường Chanh với nhiều tiềm năng phát triển, cần quyết tâm cao, để nơi đây trở thành xã điểm về xây dựng nông thôn mới.
Tổng Bí thư mong muốn, cùng với sự quan tâm của Trung ương, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, bà con các thôn, bản cần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, không ngừng nỗ lực vươn lên để thoát khỏi đói nghèo, xây dựng cuộc sống ngày càng khá giả hơn. Bên cạnh phát triển kinh tế, cần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, chăm lo cho trẻ em được học hành, đào tạo nguồn cán bộ phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển quê hương.
Nhân dịp này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm, tặng quà một số gia đình nghèo, gia đình chính sách tiêu biểu; đến thăm hỏi, động viên cán bộ, chiến sỹ đồn Biên phòng 495, 489. Tổng Bí thư đã ân cần thăm hỏi tình hình đời sống, công tác và gửi đến toàn thể cán bộ, chiến sỹ lực lượng Bộ đội Biên phòng đang làm nhiệm vụ, những tình cảm thân ái và trìu mến nhất nhân dịp Tết Độc lập của dân tộc.
Tổng Bí thư mong muốn các cán bộ, chiến sỹ Bộ đội Biên phòng sẽ tiếp tục phát huy truyền thống của Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng, đoàn kết chặt chẽ, làm tốt nhiệm vụ là đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân dân vận, tích cực góp phần giúp địa phương nơi đóng quân trong xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững an ninh biên giới, đoàn kết quốc tế với nước bạn Lào anh em, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân đã tin tưởng giao phó.
Chiều 3/9, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm việc với lãnh đạo chủ chốt của tỉnh Thanh Hóa và huyện Mường Lát; nghe báo cáo tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW trên địa bàn, cũng như các kiến nghị, đề xuất của địa phương, các ý kiến đóng góp của các ban, bộ, ngành Trung ương.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh những nỗ lực cố gắng của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa nói chung, huyện Mường Lát nói riêng, về những chuyển biến tích cực trong phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản,... giữ vững ổn định chính trị xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Tuy còn nhiều khó khăn, nhưng qua tìm hiểu tình hình thực tế, có thể nhận thấy Mường Lát nói riêng, Thanh Hóa nói chung, còn nhiều tiềm năng để phát triển.
Tổng Bí thư cũng chia sẻ những băn khoăn, trăn trở về số huyện nghèo, xã nghèo, hộ nghèo ở Thanh Hóa, nhất là Mường Lát còn chiếm tỷ lệ cao. Đảng, Nhà nước luôn hết sức quan tâm, chăm lo việc cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, đặc biệt là đồng bào các dân tộc miền núi, vùng sâu, vùng xa, và đã có nhiều chương trình, dự án hỗ trợ rất thiết thực... Vậy việc sử dụng các nguồn lực đầu tư của Nhà nước đã hiệu quả hay chưa? Cần tuyệt đối xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước.
Tổng Bí thư yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cần xác định hướng phát triển cho phù hợp với điều kiện thực tế, làm sao khai thác, phát huy được tiềm năng, thế mạnh của địa phương; phát huy trí tuệ tập thể, tăng cường đoàn kết gắn bó quân với dân, tích cực, năng động tìm cách vượt khó, thoát nghèo, xây dựng Mường Lát, Thanh Hóa ngày càng giàu đẹp, đáp ứng tiêu chuẩn vùng nông thôn kiểu mới.
Về những kiến nghị, đề xuất của Thanh Hóa nói chung, Mường Lát nói riêng, Tổng Bí thư ghi nhận và giao các cơ quan hữu quan tổng hợp, xử lý hài hòa trên cơ sở cân đối chung./.
Nguyễn Thị Sự (TTXVN/Vietnam+)