Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) vừa chi 43,8 triệu USD để mua đường từ các nhà sản xuất với mục đích tăng giá đường trong nước nhằm giúp ngăn chặn làn sóng vỡ nợ của các nhà máy chế biến đường.
Đây là lần đầu tiên Chính phủ Mỹ can thiệp vào thị trường đường kể từ năm 2000.
Tuy nhiên, theo đánh giá của một số chuyên gia phân tích, biện pháp này của USDA chưa đủ mạnh để chặn đứng làn sóng vỡ nợ của các nhà máy chế biến đường trong nước, hiện vẫn nợ Chính phủ liên bang 600 triệu USD mà thời gian trả nợ đang đến gần (ngày 1/8/2013).
Ông Frank Jenkins, Chủ tịch Jenkins Sugar Group – một công ty môi giới về đường có trụ sở ở bang Connecticut (Mỹ), nói: “Thị trường đường vẫn đang trong tình trạng dư cung, với khối lượng dư thừa là từ 600.000 đến 800.000 tấn.”
Kể từ đầu năm tới nay, giá đường ở Mỹ đã giảm 15%. Hiện tại, giá đường vẫn thấp hơn 21 cent/pound (1 pound = 0,45 kg) - mức giá mà theo tính toán của USDA có thể khiến các nhà máy chế biến đường có khả năng vỡ nợ.
Việc giá đường giảm đang gây nhiều khó khăn cho USDA trong việc ngăn không để chương trình đường (gồm các chương trình tín dụng, các biện pháp trợ giá và hạn chế nhập khẩu) không tạo ra gánh nặng cho những người nộp thuế. Nếu các nhà máy chế biến đường không thể trả nợ, họ sẽ trả cho Chính phủ Mỹ bằng sản phẩm thay vì bằng tiền mặt./.
Đây là lần đầu tiên Chính phủ Mỹ can thiệp vào thị trường đường kể từ năm 2000.
Tuy nhiên, theo đánh giá của một số chuyên gia phân tích, biện pháp này của USDA chưa đủ mạnh để chặn đứng làn sóng vỡ nợ của các nhà máy chế biến đường trong nước, hiện vẫn nợ Chính phủ liên bang 600 triệu USD mà thời gian trả nợ đang đến gần (ngày 1/8/2013).
Ông Frank Jenkins, Chủ tịch Jenkins Sugar Group – một công ty môi giới về đường có trụ sở ở bang Connecticut (Mỹ), nói: “Thị trường đường vẫn đang trong tình trạng dư cung, với khối lượng dư thừa là từ 600.000 đến 800.000 tấn.”
Kể từ đầu năm tới nay, giá đường ở Mỹ đã giảm 15%. Hiện tại, giá đường vẫn thấp hơn 21 cent/pound (1 pound = 0,45 kg) - mức giá mà theo tính toán của USDA có thể khiến các nhà máy chế biến đường có khả năng vỡ nợ.
Việc giá đường giảm đang gây nhiều khó khăn cho USDA trong việc ngăn không để chương trình đường (gồm các chương trình tín dụng, các biện pháp trợ giá và hạn chế nhập khẩu) không tạo ra gánh nặng cho những người nộp thuế. Nếu các nhà máy chế biến đường không thể trả nợ, họ sẽ trả cho Chính phủ Mỹ bằng sản phẩm thay vì bằng tiền mặt./.
TT (TTXVN)