Nhằm góp phần thực hiện mục tiêu tăng gấp đôi kim ngạch xuất khẩu trong 5 năm tới, chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama cuối tuần qua đã đệ trình lên Quốc hội một kế hoạch theo đó nới lỏng những hạn chế về xuất khẩu vũ khí.
Kế hoạch này được cho là không chỉ tạo thêm nhiều việc làm cho thị trường lao động mà còn giúp Mỹ tiếp tục duy trì vị trí số 1 về kim ngạch xuất khẩu thiết bị chiến tranh.
Phóng viên TTXVN tại Washington ngày 11/3 dẫn thông báo của Nhà Trắng cho biết sắc lệnh hành chính mà Tổng thống Obama gửi lên Quốc hội ngày 8/3 là sự điều chỉnh mới nhất trong Đạo luật kiểm soát xuất khẩu vũ khí (Arms Export Control Act-AECA) đã có cách đây 36 năm.
Sự điều chỉnh lần này là về điều khoản "Danh sách đạn dược của Mỹ" (US Munitions List-USML), theo đó cho phép các công ty Mỹ xuất khẩu hàng nghìn linh phụ kiện máy bay, trong đó có các linh phụ kiện của máy bay chiến đấu F-18, và các động cơ tuốcbin khí.
Các mặt hàng được xác định là ít nhạy cảm này, một khi được phép, sẽ được chuyển từ danh mục hàng hóa hiện do Bộ Ngoại giao quản lý sang danh mục các mặt hàng của Bộ Thương mại.
Sự điều chỉnh đầu tiên trong USML là một phần trong chủ trương cải cách cơ chế xuất khẩu vũ khí của Mỹ được Tổng thống Obama thúc đẩy ngay từ khi lên cầm quyền năm 2009. USML hiện bao gồm 21 hạng mục từ súng đạn, xe tăng tới các vệ tinh, mẫu thiết kế về thiết bị thử vũ khí hạt nhân.
Các nhà sản xuất và công ty xuất khẩu của Mỹ từ lâu than phiền rằng việc tiếp tục duy trì những hạn chế lỗi thời đối với các mặt hàng và công nghệ ít nhạy cảm khiến nước này mỗi năm mất hàng tỷ USD vào tay các đối thủ xuất khẩu vũ khí khác.
Theo tính toán của Hiệp hội Toàn quốc các nhà sản xuất Mỹ (NAM), bãi bỏ bớt những hạn chế xuất khẩu vũ khí sẽ mang lại cho nền kinh tế Mỹ 64 tỷ USD và tạo ra được 160.000 việc làm mới.
Không ít đồng minh của Mỹ cũng than phiền về cơ chế kiểm soát xuất khẩu lỗi thời khiến họ không thể mua được các linh phụ kiện thay thế cho những thiết bị quân sự mà họ mua của Mỹ.
Hạ nghị sỹ đảng Adam Smith, thành viên của đảng Dân chủ tại Ủy ban Quân lực Hạ viện, khẳng định đề xuất của Nhà Trắng cải cách chế độ kiểm soát vũ khí sẽ giúp các tổ hợp công nghiệp quốc phòng nước này tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới và tạo ra nhiều việc làm ở trong nước.
Tương tự, Hiệp hội Súng thể thao quốc gia (NSSF), đại diện cho các nhà chế tạo súng của Mỹ, cũng hoan nghênh sáng kiến nới lỏng xuất khẩu vũ khí của Nhà Trắng.
Theo đạo luật hiện hành, có hai danh mục kiểm soát xuất khẩu vũ khí do Bộ Thương mại và Bộ Ngoại giao kiểm soát riêng, trong đó các loại vũ khí nằm trong danh sách của Bộ Ngoại giao được kiểm soát nghiêm ngặt hơn.
Một số quan chức chính quyền thậm chí còn cho rằng việc nới lỏng các hạn chế xuất khẩu vũ khí sẽ cho phép Mỹ cung cấp cho các đồng minh và bạn hữu những vật tư chiến tranh cần thiết để góp phần bảo đảm an ninh chung.
Tuy nhiên, đã có ít nhất 2 cơ quan liên bang Mỹ là Bộ An ninh Nội địa và Bộ Tư pháp chính thức bày tỏ mối quan ngại về sự thay đổi này, cho rằng nới lỏng việc kiểm soát xuất khẩu vũ khí có thể tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các băng nhóm buôn ma túy và khủng bố tìm kiếm các loại vũ khí có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia của Mỹ.
Mỹ hiện vẫn là nước xuất khẩu vũ khí số 1 thế giới. Theo thống kê, trong năm 2012, tổng kim ngạch xuất khẩu vũ khí của Mỹ đạt khoảng 60 tỷ USD. Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu vũ khí của Mỹ đạt mức kỷ lục 66,3 tỷ USD, chiếm 78% thị phần thiết bị chiến tranh của toàn cầu và tăng 21,4 tỷ so với năm 2010.
Đứng đầu danh sách nhập khẩu vũ khí của Mỹ là các nước vùng Vịnh. Năm 2011, Arập Xêút, Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất và Oman là ba quốc gia được phép nhập khẩu các hệ thống tên lửa hiện đại và máy bay thế hệ mới của Mỹ, với trị giá tương ứng là 33,4 tỷ USD, 1,5 tỷ USD và 1,4 tỷ USD.
Trong thời gian 4 năm cầm quyền đầu tiên của Tổng thống Obama (2009-2012), tổng kim ngạch xuất khẩu của Mỹ đạt khoảng 119 tỷ USD. Năm 2013 dự báo nước Mỹ cũng sẽ bội thu về xuất khẩu vũ khí và nhiều khả năng vượt qua mốc kỷ lục của năm 2011.
Các tập đoàn công nghiệp quốc phòng lớn của Mỹ bao gồm Northrup Grumman, General Dynamics và Lockheed Martin./.
Kế hoạch này được cho là không chỉ tạo thêm nhiều việc làm cho thị trường lao động mà còn giúp Mỹ tiếp tục duy trì vị trí số 1 về kim ngạch xuất khẩu thiết bị chiến tranh.
Phóng viên TTXVN tại Washington ngày 11/3 dẫn thông báo của Nhà Trắng cho biết sắc lệnh hành chính mà Tổng thống Obama gửi lên Quốc hội ngày 8/3 là sự điều chỉnh mới nhất trong Đạo luật kiểm soát xuất khẩu vũ khí (Arms Export Control Act-AECA) đã có cách đây 36 năm.
Sự điều chỉnh lần này là về điều khoản "Danh sách đạn dược của Mỹ" (US Munitions List-USML), theo đó cho phép các công ty Mỹ xuất khẩu hàng nghìn linh phụ kiện máy bay, trong đó có các linh phụ kiện của máy bay chiến đấu F-18, và các động cơ tuốcbin khí.
Các mặt hàng được xác định là ít nhạy cảm này, một khi được phép, sẽ được chuyển từ danh mục hàng hóa hiện do Bộ Ngoại giao quản lý sang danh mục các mặt hàng của Bộ Thương mại.
Sự điều chỉnh đầu tiên trong USML là một phần trong chủ trương cải cách cơ chế xuất khẩu vũ khí của Mỹ được Tổng thống Obama thúc đẩy ngay từ khi lên cầm quyền năm 2009. USML hiện bao gồm 21 hạng mục từ súng đạn, xe tăng tới các vệ tinh, mẫu thiết kế về thiết bị thử vũ khí hạt nhân.
Các nhà sản xuất và công ty xuất khẩu của Mỹ từ lâu than phiền rằng việc tiếp tục duy trì những hạn chế lỗi thời đối với các mặt hàng và công nghệ ít nhạy cảm khiến nước này mỗi năm mất hàng tỷ USD vào tay các đối thủ xuất khẩu vũ khí khác.
Theo tính toán của Hiệp hội Toàn quốc các nhà sản xuất Mỹ (NAM), bãi bỏ bớt những hạn chế xuất khẩu vũ khí sẽ mang lại cho nền kinh tế Mỹ 64 tỷ USD và tạo ra được 160.000 việc làm mới.
Không ít đồng minh của Mỹ cũng than phiền về cơ chế kiểm soát xuất khẩu lỗi thời khiến họ không thể mua được các linh phụ kiện thay thế cho những thiết bị quân sự mà họ mua của Mỹ.
Hạ nghị sỹ đảng Adam Smith, thành viên của đảng Dân chủ tại Ủy ban Quân lực Hạ viện, khẳng định đề xuất của Nhà Trắng cải cách chế độ kiểm soát vũ khí sẽ giúp các tổ hợp công nghiệp quốc phòng nước này tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới và tạo ra nhiều việc làm ở trong nước.
Tương tự, Hiệp hội Súng thể thao quốc gia (NSSF), đại diện cho các nhà chế tạo súng của Mỹ, cũng hoan nghênh sáng kiến nới lỏng xuất khẩu vũ khí của Nhà Trắng.
Theo đạo luật hiện hành, có hai danh mục kiểm soát xuất khẩu vũ khí do Bộ Thương mại và Bộ Ngoại giao kiểm soát riêng, trong đó các loại vũ khí nằm trong danh sách của Bộ Ngoại giao được kiểm soát nghiêm ngặt hơn.
Một số quan chức chính quyền thậm chí còn cho rằng việc nới lỏng các hạn chế xuất khẩu vũ khí sẽ cho phép Mỹ cung cấp cho các đồng minh và bạn hữu những vật tư chiến tranh cần thiết để góp phần bảo đảm an ninh chung.
Tuy nhiên, đã có ít nhất 2 cơ quan liên bang Mỹ là Bộ An ninh Nội địa và Bộ Tư pháp chính thức bày tỏ mối quan ngại về sự thay đổi này, cho rằng nới lỏng việc kiểm soát xuất khẩu vũ khí có thể tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các băng nhóm buôn ma túy và khủng bố tìm kiếm các loại vũ khí có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia của Mỹ.
Mỹ hiện vẫn là nước xuất khẩu vũ khí số 1 thế giới. Theo thống kê, trong năm 2012, tổng kim ngạch xuất khẩu vũ khí của Mỹ đạt khoảng 60 tỷ USD. Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu vũ khí của Mỹ đạt mức kỷ lục 66,3 tỷ USD, chiếm 78% thị phần thiết bị chiến tranh của toàn cầu và tăng 21,4 tỷ so với năm 2010.
Đứng đầu danh sách nhập khẩu vũ khí của Mỹ là các nước vùng Vịnh. Năm 2011, Arập Xêút, Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất và Oman là ba quốc gia được phép nhập khẩu các hệ thống tên lửa hiện đại và máy bay thế hệ mới của Mỹ, với trị giá tương ứng là 33,4 tỷ USD, 1,5 tỷ USD và 1,4 tỷ USD.
Trong thời gian 4 năm cầm quyền đầu tiên của Tổng thống Obama (2009-2012), tổng kim ngạch xuất khẩu của Mỹ đạt khoảng 119 tỷ USD. Năm 2013 dự báo nước Mỹ cũng sẽ bội thu về xuất khẩu vũ khí và nhiều khả năng vượt qua mốc kỷ lục của năm 2011.
Các tập đoàn công nghiệp quốc phòng lớn của Mỹ bao gồm Northrup Grumman, General Dynamics và Lockheed Martin./.
(TTXVN)