Trong một thông báo ngày 18/1, Bộ Giao thông Vận tải Mỹ cho biết chưa thể xác định được thời gian kiểm tra và khắc phục các lỗi kỹ thuật của loại máy bay Boeing 787 Dreamliner sẽ kéo dài bao lâu.
Bộ trưởng Giao thông Vận tải Mỹ Ray LaHood cho rằng quyết định ngày 16/1 của Cơ quan hàng không liên bang Mỹ (FAA) tạm ngừng sử dụng các máy bay Boeing 787 là cần thiết và "cá nhân tôi chưa thể biết đến bao giờ mới cho phép các máy bay này trở lại đường bay."
Theo ông LaHood, Boeing 787 Dreamliner chỉ được phép đưa trở lại hoạt động khi giới hữu trách khẳng định 1.000% an toàn.
Hiện tại các chuyên gia an toàn đang tích cực điều tra các bình điện lắp trên khoang máy bay. Đây là các bình ắcquy tích được nhiều điện hơn và sạc nhanh hơn, nhưng lại là nguyên nhân dẫn tới hàng loạt sự cố chập cháy nhỏ gần đây đối với các máy bay Boeing 787 do hai hãng hàng không của Nhật Bản là All Nippon Airways và Japan Airlines sử dụng. Sự cố khiến tất cả các hãng hàng không trên toàn thế giới có loại máy bay này đều phải tuyên bố tạm ngừng các chuyến bay.
[Mỹ dừng sử dụng máy bay Boeing 787 Dreamliner]
Theo thống kê, cho tới nay tập đoàn chế tạo máy bay Boeing của Mỹ đã nhận đơn đặt hàng của các hãng hàng không trên toàn cầu mua tổng cộng hơn 800 máy bay Boeing 787 Dreamliner. Đây là loại máy bay được chế tạo bằng vật liệu tổng hợp siêu nhẹ, thay vì bằng nhôm, giúp giảm 20% nhiên liệu so với các thế hệ máy bay thương mại thông dụng hiện nay.
Loại máy bay này chuyên chở được tối đa 330 hành khách, với thiết kế ghế ngồi khá rộng và thoải mái.
Với tầm bay 15.000km, Boeing 787 Dreamliner được coi là thế hệ máy bay lý tưởng cho các chuyến bay quốc tế đường dài.
Boeing 787 Dreanliner là đối thủ cạnh tranh quyết liệt với loại máy bay khổng lồ Airbus A380 của châu Âu với sức chuyên chở 500 hành khách./.
Bộ trưởng Giao thông Vận tải Mỹ Ray LaHood cho rằng quyết định ngày 16/1 của Cơ quan hàng không liên bang Mỹ (FAA) tạm ngừng sử dụng các máy bay Boeing 787 là cần thiết và "cá nhân tôi chưa thể biết đến bao giờ mới cho phép các máy bay này trở lại đường bay."
Theo ông LaHood, Boeing 787 Dreamliner chỉ được phép đưa trở lại hoạt động khi giới hữu trách khẳng định 1.000% an toàn.
Hiện tại các chuyên gia an toàn đang tích cực điều tra các bình điện lắp trên khoang máy bay. Đây là các bình ắcquy tích được nhiều điện hơn và sạc nhanh hơn, nhưng lại là nguyên nhân dẫn tới hàng loạt sự cố chập cháy nhỏ gần đây đối với các máy bay Boeing 787 do hai hãng hàng không của Nhật Bản là All Nippon Airways và Japan Airlines sử dụng. Sự cố khiến tất cả các hãng hàng không trên toàn thế giới có loại máy bay này đều phải tuyên bố tạm ngừng các chuyến bay.
[Mỹ dừng sử dụng máy bay Boeing 787 Dreamliner]
Theo thống kê, cho tới nay tập đoàn chế tạo máy bay Boeing của Mỹ đã nhận đơn đặt hàng của các hãng hàng không trên toàn cầu mua tổng cộng hơn 800 máy bay Boeing 787 Dreamliner. Đây là loại máy bay được chế tạo bằng vật liệu tổng hợp siêu nhẹ, thay vì bằng nhôm, giúp giảm 20% nhiên liệu so với các thế hệ máy bay thương mại thông dụng hiện nay.
Loại máy bay này chuyên chở được tối đa 330 hành khách, với thiết kế ghế ngồi khá rộng và thoải mái.
Với tầm bay 15.000km, Boeing 787 Dreamliner được coi là thế hệ máy bay lý tưởng cho các chuyến bay quốc tế đường dài.
Boeing 787 Dreanliner là đối thủ cạnh tranh quyết liệt với loại máy bay khổng lồ Airbus A380 của châu Âu với sức chuyên chở 500 hành khách./.
(TTXVN)