Ngay sau khi bản đánh giá về chiến lược mới của Mỹ ở Afghanistan được công bố ngày 16/12, giới chuyên gia nhận định, dù đã đụng tới một số vấn đề gai góc nhất nhưng dường như chính quyền Tổng thống Barack Obama chưa đánh giá được rằng liệu chiến lược mới của họ có phát huy hiệu quả hay không.
Theo giới phân tích, bản đánh giá đã đề cập những vấn đề lớn mà nước Mỹ đang phải đối mặt, trong đó có vai trò của Pakistan trong cuộc chiến chống khủng bố, khả năng điều hành của Chính phủ Afghanistan và khi nào Mỹ bắt đầu rút quân khỏi chiến trường này. Tuy nhiên, đánh giá cũng cho thấy Chính quyền Obama không muốn đưa ra bất kỳ đánh giá nào vào thời điểm này.
Shuja Nawaz, Giám đốc Trung tâm Nam Á thuộc Hội đồng tư vấn Đại Tây Dương của Mỹ nhận định: "Chính quyền đã đánh giá rằng vẫn còn quá sớm để bắt đầu xem xét thành quả đạt được, cả về hoạt động quân sự lẫn dân sự. Về cơ bản thì nó giống như một bản báo cáo hàng năm chứ không đưa ra một mục tiêu cụ thể nào cả."
Một số chuyên gia khác thì nghi ngờ rằng Chính quyền Obama đã quyết định từ lâu rằng sẽ không tiến hành một "đánh giá nghiêm túc" về vấn đề này do chính trường Mỹ vẫn còn nhiều bất đồng trong chiến lược về Afghanistan.
Trước đó, một số bình luận trên báo chí tại Washington cho rằng các quan chức chính trị và quân sự Mỹ vẫn có sự bất đồng nhất định về chiến lược sắp tới tại Afghanistan.
Trong khi Tổng thống Obama và nhiều quan chức cao cấp ở Nhà Trắng muốn chuyển từ chiến lược chống nổi dậy sang một chiến lược ít tốn kém hơn về người và của, thì nhiều tướng lĩnh quân đội lại muốn tập trung vào các nỗ lực tiêu diệt các phần tử nổi dậy.
Theo kết quả thăm dò ý kiến do đài truyền hình Mỹ ABC vừa công bố, tỷ lệ người Mỹ ủng hộ chính sách can thiệp tại Afghanistan giảm đến chín điểm từ tháng 7/2010 đến nay, từ 43% xuống còn 34%. Trong khi đó, quan điểm đòi rút quân lên đến 60%. Trong bối cảnh này, người ta chờ đợi Tổng thống Mỹ sẽ tuyên bố cụ thể như thế nào về chiến lược mới.
Bản đánh giá vừa được công bố nhận định với những tiến bộ đạt được, Mỹ đang chuyển sang một giai đoạn mới, "giai đoạn chuyển tiếp nhiệm vụ an ninh cho các lực lượng Afghanistan" sẽ bắt đầu vào năm 2011 và kết thúc năm 2014, kể cả khi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tiếp tục cam kết lâu dài với việc huấn luyện và cố vấn cho các lực lượng Afghanistan.
Về chiến lược của Mỹ, Chính quyền Obama nhấn mạnh rằng thành công ở Afghanistan đòi hỏi không chỉ sức mạnh quân sự. Bên cạnh việc chặn đà tiến của Taliban, nhiệm vụ không kém quan trọng là huấn luyện các lực lượng Afghanistan để họ có thể tự đảm bảo an ninh cho đất nước, thúc đẩy việc điều hành hiệu quả của chính phủ, khuyến khích hợp tác khu vực, đặc biệt là với Pakixtan.
Hiện Mỹ có gần 100.000 quân đồn trú tại Afghanistan, một con số kỷ lục. Hơn 2.100 lính Mỹ đã thiệt mạng tại chiến trường này, trong đó riêng năm nay đã có ít nhất 480 người bỏ mạng, mức cao nhất từ trước tới nay./.
Theo giới phân tích, bản đánh giá đã đề cập những vấn đề lớn mà nước Mỹ đang phải đối mặt, trong đó có vai trò của Pakistan trong cuộc chiến chống khủng bố, khả năng điều hành của Chính phủ Afghanistan và khi nào Mỹ bắt đầu rút quân khỏi chiến trường này. Tuy nhiên, đánh giá cũng cho thấy Chính quyền Obama không muốn đưa ra bất kỳ đánh giá nào vào thời điểm này.
Shuja Nawaz, Giám đốc Trung tâm Nam Á thuộc Hội đồng tư vấn Đại Tây Dương của Mỹ nhận định: "Chính quyền đã đánh giá rằng vẫn còn quá sớm để bắt đầu xem xét thành quả đạt được, cả về hoạt động quân sự lẫn dân sự. Về cơ bản thì nó giống như một bản báo cáo hàng năm chứ không đưa ra một mục tiêu cụ thể nào cả."
Một số chuyên gia khác thì nghi ngờ rằng Chính quyền Obama đã quyết định từ lâu rằng sẽ không tiến hành một "đánh giá nghiêm túc" về vấn đề này do chính trường Mỹ vẫn còn nhiều bất đồng trong chiến lược về Afghanistan.
Trước đó, một số bình luận trên báo chí tại Washington cho rằng các quan chức chính trị và quân sự Mỹ vẫn có sự bất đồng nhất định về chiến lược sắp tới tại Afghanistan.
Trong khi Tổng thống Obama và nhiều quan chức cao cấp ở Nhà Trắng muốn chuyển từ chiến lược chống nổi dậy sang một chiến lược ít tốn kém hơn về người và của, thì nhiều tướng lĩnh quân đội lại muốn tập trung vào các nỗ lực tiêu diệt các phần tử nổi dậy.
Theo kết quả thăm dò ý kiến do đài truyền hình Mỹ ABC vừa công bố, tỷ lệ người Mỹ ủng hộ chính sách can thiệp tại Afghanistan giảm đến chín điểm từ tháng 7/2010 đến nay, từ 43% xuống còn 34%. Trong khi đó, quan điểm đòi rút quân lên đến 60%. Trong bối cảnh này, người ta chờ đợi Tổng thống Mỹ sẽ tuyên bố cụ thể như thế nào về chiến lược mới.
Bản đánh giá vừa được công bố nhận định với những tiến bộ đạt được, Mỹ đang chuyển sang một giai đoạn mới, "giai đoạn chuyển tiếp nhiệm vụ an ninh cho các lực lượng Afghanistan" sẽ bắt đầu vào năm 2011 và kết thúc năm 2014, kể cả khi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tiếp tục cam kết lâu dài với việc huấn luyện và cố vấn cho các lực lượng Afghanistan.
Về chiến lược của Mỹ, Chính quyền Obama nhấn mạnh rằng thành công ở Afghanistan đòi hỏi không chỉ sức mạnh quân sự. Bên cạnh việc chặn đà tiến của Taliban, nhiệm vụ không kém quan trọng là huấn luyện các lực lượng Afghanistan để họ có thể tự đảm bảo an ninh cho đất nước, thúc đẩy việc điều hành hiệu quả của chính phủ, khuyến khích hợp tác khu vực, đặc biệt là với Pakixtan.
Hiện Mỹ có gần 100.000 quân đồn trú tại Afghanistan, một con số kỷ lục. Hơn 2.100 lính Mỹ đã thiệt mạng tại chiến trường này, trong đó riêng năm nay đã có ít nhất 480 người bỏ mạng, mức cao nhất từ trước tới nay./.
(TTXVN/Vietnam+)