Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, ngày 13/1, cho biết, sau khi tham vấn các thành viên quốc hội và theo chỉ thị của Tổng thống Barack Obama, Bộ Ngoại Mỹ sẽ tiến tới việc trao đổi đại sứ với Myanmar, tiếp sau những cải cách của chính phủ quốc gia Đông Nam Á này.
Trong chuyến thăm chính thức Myanmar hồi tháng 12 năm ngoái, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cho biết Mỹ mong muốn bắt đầu tiến trình đàm phán với Myanmar nhằm nâng cấp quan hệ ngoại giao song phương và thúc đẩy viện trợ, xem đây là cách thức để giảm dần sự cô lập đối với Myanmar.
Theo đó, Mỹ sẽ tiến hành từng bước nhỏ, bao gồm cả việc cùng Myanmar thảo luận việc tìm kiếm hài cốt những binh lính Mỹ thiệt mạng trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Mỹ cũng mời Myanmar tham gia Sáng kiến Tiểu vùng Mekong (LMI) với tư cách quan sát viên. Bà Hillary Clinton cho rằng việc trao đổi đại sứ có thể là một kênh quan trọng trong việc chuyển tải quan điểm, đánh giá và thúc đẩy phát triển, xây dựng lòng tin giữa hai bên.
Trước đó cùng ngày, Tổng thống Mỹ Obama đã hoan nghênh việc Myanmar ân xá cho hàng nghìn tù nhân là "bước tiến quan trọng", đồng thời cam kết Mỹ sẽ có thêm những cử chỉ thiện chí đối với đất nước đang thay đổi này. Ông cho biết đã chỉ thị cho Ngoại trưởng Clinton và các cơ quan chính quyền Mỹ có thêm những biện pháp để "củng cố lòng tin với chính phủ và người dân Myanmar" nhằm "nắm bắt cơ hội lịch sử và đầy triển vọng này."
Trong khi đó, Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh Châu Âu Catherine Ashton đã hoan nghênh các bước đi của Chính phủ Myanmar nhằm ổn định, đảm bảo hòa bình bền vững và đoàn kết dân tộc là "dũng cảm." Bà này nói rằng điều đó một lần nữa xác nhận rằng tiến trình cải cách mà Chính phủ Myanmar lựa chọn đang tiếp diễn.
Hôm 12/1, Chính phủ Myanmar và Liên đoàn Dân tộc Karen (KNU), một trong những nhóm vũ trang sắc tộc thiểu số lớn nhất của nước này, đã ký thỏa thuận ngừng bắn sau nhiều thập kỷ xung đột. Theo thỏa thuận này, ngoài việc ngừng bắn, hai bên sẽ xúc tiến mở văn phòng liên lạc tại 14 khu vực và tiếp tục đàm phán về các chi tiết của thỏa thuận ở cấp cao hơn.
Hồi tuần trước, Chính phủ Myanmar cũng đã ân xá 6.656 tù nhân theo sắc lệnh ngày 2/1 của Tổng thống U Thein Sein, nhân dịp quốc khách lần thứ 64 của Myanmar. Trong hai đợt ân xá đầu tiên hồi tháng 5 và tháng 10/2011, Chính phủ Myanmar đã thả tổng cộng 21.117 tù nhân./.
Trong chuyến thăm chính thức Myanmar hồi tháng 12 năm ngoái, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cho biết Mỹ mong muốn bắt đầu tiến trình đàm phán với Myanmar nhằm nâng cấp quan hệ ngoại giao song phương và thúc đẩy viện trợ, xem đây là cách thức để giảm dần sự cô lập đối với Myanmar.
Theo đó, Mỹ sẽ tiến hành từng bước nhỏ, bao gồm cả việc cùng Myanmar thảo luận việc tìm kiếm hài cốt những binh lính Mỹ thiệt mạng trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Mỹ cũng mời Myanmar tham gia Sáng kiến Tiểu vùng Mekong (LMI) với tư cách quan sát viên. Bà Hillary Clinton cho rằng việc trao đổi đại sứ có thể là một kênh quan trọng trong việc chuyển tải quan điểm, đánh giá và thúc đẩy phát triển, xây dựng lòng tin giữa hai bên.
Trước đó cùng ngày, Tổng thống Mỹ Obama đã hoan nghênh việc Myanmar ân xá cho hàng nghìn tù nhân là "bước tiến quan trọng", đồng thời cam kết Mỹ sẽ có thêm những cử chỉ thiện chí đối với đất nước đang thay đổi này. Ông cho biết đã chỉ thị cho Ngoại trưởng Clinton và các cơ quan chính quyền Mỹ có thêm những biện pháp để "củng cố lòng tin với chính phủ và người dân Myanmar" nhằm "nắm bắt cơ hội lịch sử và đầy triển vọng này."
Trong khi đó, Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh Châu Âu Catherine Ashton đã hoan nghênh các bước đi của Chính phủ Myanmar nhằm ổn định, đảm bảo hòa bình bền vững và đoàn kết dân tộc là "dũng cảm." Bà này nói rằng điều đó một lần nữa xác nhận rằng tiến trình cải cách mà Chính phủ Myanmar lựa chọn đang tiếp diễn.
Hôm 12/1, Chính phủ Myanmar và Liên đoàn Dân tộc Karen (KNU), một trong những nhóm vũ trang sắc tộc thiểu số lớn nhất của nước này, đã ký thỏa thuận ngừng bắn sau nhiều thập kỷ xung đột. Theo thỏa thuận này, ngoài việc ngừng bắn, hai bên sẽ xúc tiến mở văn phòng liên lạc tại 14 khu vực và tiếp tục đàm phán về các chi tiết của thỏa thuận ở cấp cao hơn.
Hồi tuần trước, Chính phủ Myanmar cũng đã ân xá 6.656 tù nhân theo sắc lệnh ngày 2/1 của Tổng thống U Thein Sein, nhân dịp quốc khách lần thứ 64 của Myanmar. Trong hai đợt ân xá đầu tiên hồi tháng 5 và tháng 10/2011, Chính phủ Myanmar đã thả tổng cộng 21.117 tù nhân./.
(TTXVN/Vietnam+)