Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner ngày 11/11 đã hối thúc các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương gia tăng nỗ lực để giúp nền kinh tế toàn cầu phục hồi tăng trưởng.
Phát biểu với bộ trưởng tài chính của 21 nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á- Thái Bình Dương (APEC), Bộ trưởng Geithner nhấn mạnh các nền kinh tế APEC có điều kiện tốt hơn phần lớn các nước khác để thực thi các bước đẩy mạnh tăng trưởng trước những sức ép từ châu Âu.
Nhiều nền kinh tế trong APEC, như Trung Quốc và Indonesia, đã tăng trưởng nhanh chóng trong thời gian qua, trong khi Mỹ và châu Âu tăng trưởng chậm chạp.
Các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương có lợi ích trong việc điều chỉnh nền kinh tế theo hướng dựa nhiều hơn vào tiêu dùng trong nước và giảm bớt sự phụ thuộc vào các nền kinh tế phát triển.
Ông Geithner nhận định trong khi Mỹ đang tiếp tục xem xét các vấn đề đã gây ra cuộc khủng hoảng và châu Âu đang đối diện với tăng trưởng thấp, các nền kinh tế châu Á cần làm nhiều hơn để thúc đẩy sự tăng trưởng nhu cầu trong nước. Điều này sẽ làm giảm mức độ tổn thương của các nền kinh tế này trước các cuộc suy thoái.
Ông Geithner cũng hối thúc châu Âu đưa ra một “kế hoạch mạnh mẽ” để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công.
Cuộc gặp các bộ trưởng tài chính diễn ra trước thềm Hội nghị cấp cao APEC tại thành phố Honolulu, bang Hawaii, Mỹ.
Với nỗ lực thúc đẩy quan hệ thương mại với các nước khu vực Thái Bình Dương, Mỹ có thể nhân cơ hội Hội nghị cấp cao APEC lần này để tranh thủ sự ủng hộ của các nước đối với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một khuôn mẫu cho khu vực thương mại APEC mở rộng, có tiềm năng tạo thêm hàng triệu việc làm cho nền kinh tế đang bị trì trệ của nước Mỹ./.
Phát biểu với bộ trưởng tài chính của 21 nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á- Thái Bình Dương (APEC), Bộ trưởng Geithner nhấn mạnh các nền kinh tế APEC có điều kiện tốt hơn phần lớn các nước khác để thực thi các bước đẩy mạnh tăng trưởng trước những sức ép từ châu Âu.
Nhiều nền kinh tế trong APEC, như Trung Quốc và Indonesia, đã tăng trưởng nhanh chóng trong thời gian qua, trong khi Mỹ và châu Âu tăng trưởng chậm chạp.
Các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương có lợi ích trong việc điều chỉnh nền kinh tế theo hướng dựa nhiều hơn vào tiêu dùng trong nước và giảm bớt sự phụ thuộc vào các nền kinh tế phát triển.
Ông Geithner nhận định trong khi Mỹ đang tiếp tục xem xét các vấn đề đã gây ra cuộc khủng hoảng và châu Âu đang đối diện với tăng trưởng thấp, các nền kinh tế châu Á cần làm nhiều hơn để thúc đẩy sự tăng trưởng nhu cầu trong nước. Điều này sẽ làm giảm mức độ tổn thương của các nền kinh tế này trước các cuộc suy thoái.
Ông Geithner cũng hối thúc châu Âu đưa ra một “kế hoạch mạnh mẽ” để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công.
Cuộc gặp các bộ trưởng tài chính diễn ra trước thềm Hội nghị cấp cao APEC tại thành phố Honolulu, bang Hawaii, Mỹ.
Với nỗ lực thúc đẩy quan hệ thương mại với các nước khu vực Thái Bình Dương, Mỹ có thể nhân cơ hội Hội nghị cấp cao APEC lần này để tranh thủ sự ủng hộ của các nước đối với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một khuôn mẫu cho khu vực thương mại APEC mở rộng, có tiềm năng tạo thêm hàng triệu việc làm cho nền kinh tế đang bị trì trệ của nước Mỹ./.
(TTXVN/Vietnam+)