Mỹ khởi động chương trình 6 tỷ USD hỗ trợ các nhà máy hạt nhân duy trì

Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 19/4 đã khởi động Chương trình tín dụng hạt nhân trị giá 6 tỷ USD nhằm hỗ trợ các nhà máy hạt nhân đang "chật vật" tìm cách duy trì hoạt động.
Mỹ khởi động chương trình 6 tỷ USD hỗ trợ các nhà máy hạt nhân duy trì ảnh 1Một dấu hiệu cảnh báo chất phóng xạ được nhìn thấy trên hàng rào xung quanh một tòa nhà ngăn chặn lò phản ứng hạt nhân vào thứ Hai, ngày 26/4/2021, vài ngày trước khi nó ngừng phát điện tại Trung tâm Năng lượng Indian Point ở Buchanan, New York. (Nguồn: AP)

Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 19/4 đã khởi động Chương trình tín dụng hạt nhân trị giá 6 tỷ USD nhằm hỗ trợ các nhà máy hạt nhân đang "chật vật" tìm cách duy trì hoạt động, trước sức ép từ cuộc cạnh tranh trong lĩnh vực năng lượng và tình trạng gia tăng hàng loạt các chi phí.

Theo Bộ Năng lượng Mỹ (DOE), ngành điện hạt nhân với 93 lò phản ứng hoạt động đã cung cấp hơn 50% lượng điện sạch không phát thải CO2 cho quốc gia này.

Tuy nhiên, ngành điện hạt nhân đang gặp nhiều thách thức như 12 lò phản ứng đã bị đóng cửa từ năm 2013 trước sự cạnh tranh với năng lượng tái tạo và các nhà máy sử dụng khí đốt tự nhiên.

Trong khi, chi phí đảm bảo an toàn tại các nhà máy điện tăng vọt kể từ sau sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima ở Nhật Bản năm 2011 và các vụ tấn công khủng bố xảy ra ngày 11/9/2011, cùng với những khó khăn trong việc xử lý lượng chất thải độc hại của ngành công nghiệp này hiện đang được lưu trữ tại các nhà máy ở khắp 28 bang.

[Nhật Bản gia cố "bức tường băng" tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima]

DOE cho biết sẽ tiếp nhận đơn đăng ký của các chủ sở hữu nhà máy điện hạt nhân nằm trọng diện được hỗ trợ đầu tiên trong Chương trình tín dụng hạt nhân đến ngày 19/5 tới, trong đó ưu tiên các lò phản ứng đã thông báo ý định đóng cửa.

Chương trình này được thiết kế nhằm giúp đỡ các nhà máy hạt nhân nằm ở những bang có thị trường điện cạnh tranh cao, nhận tài trợ theo dự luật cơ sở hạ tầng được thông qua năm ngoái.

Bộ trưởng Năng lượng Jennifer Granholm cho biết chính quyền đương nhiệm đang tận dụng mọi công cụ sẵn có, đặc biệt là các lò phản ứng hạt nhân, để thực hiện mục tiêu chuyển đổi sang các nguồn năng lượng sạch vào năm 2035.

Dự kiến, Chính phủ Mỹ sẽ phân phối 6 tỷ USD trên theo từng giai đoạn. Theo đó, DOE sẽ được tài trợ 1,2 tỷ USD trong 4 năm tới và vòng phân phối quỹ cuối cùng sẽ kết thúc vào năm 2035.

Chương trình tín dụng hạt nhân này do Thượng nghị sỹ Joe Manchin thúc đẩy, với mong muốn duy trì hoạt động của các lò phản ứng, giúp bảo toàn việc làm cho người dân Mỹ, giảm lượng khí phát thải và thúc đẩy an ninh năng lượng./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục