Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng Mỹ (CPSC) ngày 10/1 thông báo sẽ mở văn phòng ở nước ngoài đầu tiên tại Trung Quốc, trong nỗ lực nhằm ngăn chặn các sản phẩm độc hại lọt vào thị trường Mỹ.
Văn phòng của CPSC tại Trung Quốc sẽ được đặt tại trụ sở Đại Sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh. Ban đầu, văn phòng sẽ chỉ có hai nhân viên làm việc, gồm một tùy viên và một chuyên gia về an toàn sản phẩm. Những người này sẽ làm việc với các đối tác Trung Quốc và thông tin cho các nhà sản xuất địa phương về những tiêu chuẩn an toàn sản phẩm của Mỹ.
Inez Tenenbaum, người đứng đầu CPSC, cho biết bước đi mang tính lịch sử nói trên là nhằm giảm bớt số lượng các sản phẩm không an toàn lọt vào thị trường Mỹ, đồng thời giúp Washington dễ dàng hơn trong việc bày tỏ lo ngại với phía Trung Quốc về những vấn đề liên quan tới an toàn sản phẩm, như đồ chơi trẻ em có chứa các kim loại độc hại.
Bà nói: "Chúng tôi sẽ chủ động hơn chứ không chờ đợi và kêu gọi đối tác giúp đỡ chúng tôi tăng cường các tiêu chuẩn ở Mỹ, đồng thời ngăn chặn vấn đề ngay từ khi nó chưa xuất hiện. Bằng việc tích cực phòng ngừa, chúng tôi có thể giảm bớt số lượng các mặt hàng phải thu hồi, đồng thời đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, cũng như ngăn ngừa thiệt hại về doanh thu và thương hiệu của nhà sản xuất."
Bà Tenenbaum cũng cho biết việc lựa chọn Trung Quốc để mở văn phòng đại diện đầu tiên ở nước ngoài đã được tính toán vì 45% sản phẩm tiêu dùng và 90% các sản phẩm đồ chơi được bán trên thị trường Mỹ là có xuất xứ từ Trung Quốc đại lục và Đặc khu hành chính Hongkong.
Trung Quốc hiện cũng đang cố gắng cải thiện lòng tin của người tiêu dùng nước ngoài đối với hàng xuất khẩu của nước này sau khi xảy ra một loạt vụ bê bối liên quan đến an toàn sản phẩm, như vụ cá nhiễm độc, sử dụng sơn nhiễm chì trong các sản phẩm đồ chơi và các hàng hóa khác.
Bà Tenenbaum cho biết năm ngoái, số lượng các vụ thu hồi mà Mỹ tiến hành nhằm vào các sản phẩm do Trung Quốc sản xuất đã giảm từ 230 vụ năm 2009 xuống 220 vụ, dấu hiệu cho thấy những cải thiện trong việc giám sát hoạt động sản xuất của Bắc Kinh. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa thể loại bỏ những lo ngại về các sản phẩm nhiễm chì, đồ chơi trẻ em không an toàn, hàng điện tử bị làm nhái, và quần áo trẻ em được may bằng các chất liệu dễ bắt lửa của Trung Quốc.
Bà Tenenbaum cho biết trong cuộc họp tới đây với quan chức của Tổng Cục Giám sát, Điều tra và Kiểm dịch Chất lượng Trung Quốc, bà sẽ nêu ra hai vấn đề về an toàn sản phẩm tiêu dùng đang được quan tâm hiện nay.
Một là vấn đề các kim loại độc hại, như chì, catmi và antimon, trong các sản phẩm đề chơi do Trung Quốc sản xuất được bán tại thị trường Mỹ. Năm ngoái, Mỹ chỉ tiến hành ba đợt thu hồi các sản phẩm của Trung Quốc do nhiễm chì, nhưng dự kiến Washington sẽ còn siết chặt hơn nữa các quy định, với việc hạn chế hàm lượng chì không quá 100 phần triệu, từ mức 300 phần triệu hiện nay.
Vấn đề thứ hai là làn sóng người tiêu dùng Mỹ đòi được bồi thường, vì các tấm thạch cao mua từ Trung Quốc sinh ra các loại khí độc hại, làm hỏng hệ thống đường dây và khiến các ngôi nhà xây bằng vật liệu này không thể ở được./.
Văn phòng của CPSC tại Trung Quốc sẽ được đặt tại trụ sở Đại Sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh. Ban đầu, văn phòng sẽ chỉ có hai nhân viên làm việc, gồm một tùy viên và một chuyên gia về an toàn sản phẩm. Những người này sẽ làm việc với các đối tác Trung Quốc và thông tin cho các nhà sản xuất địa phương về những tiêu chuẩn an toàn sản phẩm của Mỹ.
Inez Tenenbaum, người đứng đầu CPSC, cho biết bước đi mang tính lịch sử nói trên là nhằm giảm bớt số lượng các sản phẩm không an toàn lọt vào thị trường Mỹ, đồng thời giúp Washington dễ dàng hơn trong việc bày tỏ lo ngại với phía Trung Quốc về những vấn đề liên quan tới an toàn sản phẩm, như đồ chơi trẻ em có chứa các kim loại độc hại.
Bà nói: "Chúng tôi sẽ chủ động hơn chứ không chờ đợi và kêu gọi đối tác giúp đỡ chúng tôi tăng cường các tiêu chuẩn ở Mỹ, đồng thời ngăn chặn vấn đề ngay từ khi nó chưa xuất hiện. Bằng việc tích cực phòng ngừa, chúng tôi có thể giảm bớt số lượng các mặt hàng phải thu hồi, đồng thời đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, cũng như ngăn ngừa thiệt hại về doanh thu và thương hiệu của nhà sản xuất."
Bà Tenenbaum cũng cho biết việc lựa chọn Trung Quốc để mở văn phòng đại diện đầu tiên ở nước ngoài đã được tính toán vì 45% sản phẩm tiêu dùng và 90% các sản phẩm đồ chơi được bán trên thị trường Mỹ là có xuất xứ từ Trung Quốc đại lục và Đặc khu hành chính Hongkong.
Trung Quốc hiện cũng đang cố gắng cải thiện lòng tin của người tiêu dùng nước ngoài đối với hàng xuất khẩu của nước này sau khi xảy ra một loạt vụ bê bối liên quan đến an toàn sản phẩm, như vụ cá nhiễm độc, sử dụng sơn nhiễm chì trong các sản phẩm đồ chơi và các hàng hóa khác.
Bà Tenenbaum cho biết năm ngoái, số lượng các vụ thu hồi mà Mỹ tiến hành nhằm vào các sản phẩm do Trung Quốc sản xuất đã giảm từ 230 vụ năm 2009 xuống 220 vụ, dấu hiệu cho thấy những cải thiện trong việc giám sát hoạt động sản xuất của Bắc Kinh. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa thể loại bỏ những lo ngại về các sản phẩm nhiễm chì, đồ chơi trẻ em không an toàn, hàng điện tử bị làm nhái, và quần áo trẻ em được may bằng các chất liệu dễ bắt lửa của Trung Quốc.
Bà Tenenbaum cho biết trong cuộc họp tới đây với quan chức của Tổng Cục Giám sát, Điều tra và Kiểm dịch Chất lượng Trung Quốc, bà sẽ nêu ra hai vấn đề về an toàn sản phẩm tiêu dùng đang được quan tâm hiện nay.
Một là vấn đề các kim loại độc hại, như chì, catmi và antimon, trong các sản phẩm đề chơi do Trung Quốc sản xuất được bán tại thị trường Mỹ. Năm ngoái, Mỹ chỉ tiến hành ba đợt thu hồi các sản phẩm của Trung Quốc do nhiễm chì, nhưng dự kiến Washington sẽ còn siết chặt hơn nữa các quy định, với việc hạn chế hàm lượng chì không quá 100 phần triệu, từ mức 300 phần triệu hiện nay.
Vấn đề thứ hai là làn sóng người tiêu dùng Mỹ đòi được bồi thường, vì các tấm thạch cao mua từ Trung Quốc sinh ra các loại khí độc hại, làm hỏng hệ thống đường dây và khiến các ngôi nhà xây bằng vật liệu này không thể ở được./.
Phương Thảo (TTXVN/Vietnam+)