Sau chặng dừng chân tại Afghanistan, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton ngày 20/10 đã tới Pakistan để tìm cách hàn gắn mối quan hệ đang xấu đi giữa hai nước, và hối thúc ban lãnh đạo quốc gia Nam Á này hành động chống lại các nhóm vũ trang bị quy trách nhiệm về những vụ tấn công qua biên giới nhằm vào Afghanistan.
Trong cuộc gặp giữa bà Clinton với Thủ tướng nước chủ nhà Yusuf Raza Gilani, hai bên đã nhất trí giảm căng thẳng trong quan hệ song phương khi thời gian qua có một số quan chức quân đội Mỹ cảnh báo thực hiện các hành động quân sự đơn phương ở Pakistan.
Thủ tướng Gilani đã một lần nữa phản đối những cáo buộc và đe dọa hành động đơn phương của các quan chức quân đội Mỹ. Ông kêu gọi Mỹ ngừng đưa ra những cáo buộc công khai và nên sử dụng các diễn đàn song phương để giải quyết vấn đề, đồng thời nhấn mạnh Mỹ không nên để "quan hệ chiến lược" Mỹ-Pakistan bị phủ bóng bởi những bất đồng.
Về phần mình, Ngoại trưởng Clinton đề nghị Pakistan cắt quan hệ và tăng cường nỗ lực trấn áp các nhóm khủng bố, triệt phá những khu vực được cho là nơi trú ẩn an toàn đối với các phiến quân, góp phần giúp chấm dứt cuộc xung đột kéo dài hàng thập kỷ qua ở Afghanistan.
Bà cũng kêu gọi các lãnh đạo Afghanistan và Pakistan nối lại đối thoại bởi hai nước này đều là nạn nhân của chủ nghĩa cực đoan. Bà cho rằng các nỗ lực của Pakistan sẽ tiếp tục đặt nền tảng để xây dựng một Afghanistan không có bạo lực và xung đột.
Bà Clinton dẫn đầu một đoàn cấp cao trong đó có Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) của Mỹ David Petraeus, tân Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Martin Dempsey, Thứ trưởng Quốc phòng về chính sách Michele Flournoy và Đặc phái viên Mỹ tại Afghanistan và Pakistan (Marc Grossman).
Phái đoàn của bà đã có cuộc gặp "rất thẳng thắn và chi tiết" với các quan chức quân sự cấp cao của Pakistan, trong đó có Tư lệnh quân đội, Tướng Ashfaq Kayani, Giám đốc Cơ quan Tình báo (ISI) Ahmad Shuja Pasha...
Hai bên đã thảo luận cách thức nối lại tiến trình hòa bình và hòa giải tại Afghanistan sau khi bị đình trệ vì vụ ám sát cựu Tổng thống, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Hòa bình Tối cao Afghanistan, ông Burhanuddin Rabbani hôm 20/9.
Theo kế hoạch, trong ngày 21/10, bà Clinton sẽ có cuộc gặp với Tổng thống Asif Ali Zardari và Ngoại trưởng Hina Rabbani Khar.
Quan hệ Pakistan-Mỹ trong năm 2011 đã bị xuống cấp nghiêm trọng sau vụ Mỹ đơn phương thực hiện chiến dịch tiêu diệt trùm khủng bố quốc tế Osama bin Laden hôm 2/5 trên lãnh thổ Pakistan.
Quan hệ hai bên thời gian qua càng xấu đi với việc giới chức quân sự Mỹ cáo buộc Islamabad hậu thuẫn mạng lưới khủng bố Haqqani, tổ chức có căn cứ tại Pakistan và được cho là đứng sau các vụ tấn công hôm 13/9 nhằm vào đại sứ quán Mỹ ở Afghanistan. Pakistan đã bác bỏ các cáo buộc này./.
Trong cuộc gặp giữa bà Clinton với Thủ tướng nước chủ nhà Yusuf Raza Gilani, hai bên đã nhất trí giảm căng thẳng trong quan hệ song phương khi thời gian qua có một số quan chức quân đội Mỹ cảnh báo thực hiện các hành động quân sự đơn phương ở Pakistan.
Thủ tướng Gilani đã một lần nữa phản đối những cáo buộc và đe dọa hành động đơn phương của các quan chức quân đội Mỹ. Ông kêu gọi Mỹ ngừng đưa ra những cáo buộc công khai và nên sử dụng các diễn đàn song phương để giải quyết vấn đề, đồng thời nhấn mạnh Mỹ không nên để "quan hệ chiến lược" Mỹ-Pakistan bị phủ bóng bởi những bất đồng.
Về phần mình, Ngoại trưởng Clinton đề nghị Pakistan cắt quan hệ và tăng cường nỗ lực trấn áp các nhóm khủng bố, triệt phá những khu vực được cho là nơi trú ẩn an toàn đối với các phiến quân, góp phần giúp chấm dứt cuộc xung đột kéo dài hàng thập kỷ qua ở Afghanistan.
Bà cũng kêu gọi các lãnh đạo Afghanistan và Pakistan nối lại đối thoại bởi hai nước này đều là nạn nhân của chủ nghĩa cực đoan. Bà cho rằng các nỗ lực của Pakistan sẽ tiếp tục đặt nền tảng để xây dựng một Afghanistan không có bạo lực và xung đột.
Bà Clinton dẫn đầu một đoàn cấp cao trong đó có Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) của Mỹ David Petraeus, tân Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Martin Dempsey, Thứ trưởng Quốc phòng về chính sách Michele Flournoy và Đặc phái viên Mỹ tại Afghanistan và Pakistan (Marc Grossman).
Phái đoàn của bà đã có cuộc gặp "rất thẳng thắn và chi tiết" với các quan chức quân sự cấp cao của Pakistan, trong đó có Tư lệnh quân đội, Tướng Ashfaq Kayani, Giám đốc Cơ quan Tình báo (ISI) Ahmad Shuja Pasha...
Hai bên đã thảo luận cách thức nối lại tiến trình hòa bình và hòa giải tại Afghanistan sau khi bị đình trệ vì vụ ám sát cựu Tổng thống, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Hòa bình Tối cao Afghanistan, ông Burhanuddin Rabbani hôm 20/9.
Theo kế hoạch, trong ngày 21/10, bà Clinton sẽ có cuộc gặp với Tổng thống Asif Ali Zardari và Ngoại trưởng Hina Rabbani Khar.
Quan hệ Pakistan-Mỹ trong năm 2011 đã bị xuống cấp nghiêm trọng sau vụ Mỹ đơn phương thực hiện chiến dịch tiêu diệt trùm khủng bố quốc tế Osama bin Laden hôm 2/5 trên lãnh thổ Pakistan.
Quan hệ hai bên thời gian qua càng xấu đi với việc giới chức quân sự Mỹ cáo buộc Islamabad hậu thuẫn mạng lưới khủng bố Haqqani, tổ chức có căn cứ tại Pakistan và được cho là đứng sau các vụ tấn công hôm 13/9 nhằm vào đại sứ quán Mỹ ở Afghanistan. Pakistan đã bác bỏ các cáo buộc này./.
(TTXVN/Vietnam+)