Ngày 18/2, Mỹ đã phủ quyết một dự thảo nghị quyết của khối Arập tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lên án Israel tiếp tục xây dựng các khu định cư, bất chấp việc 14/15 nước thành viên Hội đồng Bảo an đã bỏ phiếu ủng hộ.
Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc, bà Susan Rice nói "đáng tiếc" là Washington đã phải lựa chọn việc phản đối nghị quyết này, được khoảng 130 quốc gia bảo trợ và được chính quyền Palestine ủng hộ, sau khi tìm cách đề xuất một biện pháp giải quyết thay thế bị bác bỏ trước đó.
Bà Rice lập luận: "Dự thảo nghị quyết này có nguy cơ khiến lập trường của cả hai bên cứng rắn hơn. Nó có thể khuyến khích các bên đứng ngoài tiến trình đàm phán." Bà đồng thời khẳng định không nên coi sự phủ quyết của Washington, lần phủ quyết đầu tiên của chính quyền Tổng thống Barack Obama tại Liên hợp quốc, đồng nghĩa với việc Mỹ ủng hộ hoạt động xây dựng các khu định cư.
Phản ứng trước quyết định trên của Mỹ, một quan chức cấp cao của Palestine, ông Saeb Erekat nói rằng đó là hành động "đáng tiếc và bất công."
Ông Erekat nói thêm rằng việc Israel xây dựng khu định cư là "bất hợp pháp" và hành động phủ quyết của Mỹ cũng không làm thay đổi được thực tế này. Ban lãnh đạo Palestine sẽ tiếp tục các biện pháp ngoại giao và chính trị để chống lại việc xây dựng của Israel.
Ông Nabil Abu Rdainah, trợ lý thân cận của Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas nói rằng "hành động phủ quyết của Mỹ không những đi ngược lại tiến trình hòa bình mà còn khuyến khích Israel tiếp tục xây dựng các khu định cư và trốn tránh các bổn phận đối với tiến trình hòa bình."
Về phần mình, Israel kêu gọi Palestine quay trở lại bàn đàm phán mà không có điều kiện tiên quyết.
Một tuyên bố từ Văn phòng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu có đoạn viết: "Israel duy trì cam kết mưu cầu hòa bình toàn diện với Palestine. Chúng tôi tìm kiếm một giải pháp công nhận nguyện vọng lập quốc pháp lý của người Palestine cũng như nhu cầu được công nhận và bảo đảm an ninh của Israel."
Một tuyên bố khác của Bộ Ngoại giao Israel đề nghị hai bên nối lại đàm phán trực tiếp mà không có điều kiện tiên quyết./.
Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc, bà Susan Rice nói "đáng tiếc" là Washington đã phải lựa chọn việc phản đối nghị quyết này, được khoảng 130 quốc gia bảo trợ và được chính quyền Palestine ủng hộ, sau khi tìm cách đề xuất một biện pháp giải quyết thay thế bị bác bỏ trước đó.
Bà Rice lập luận: "Dự thảo nghị quyết này có nguy cơ khiến lập trường của cả hai bên cứng rắn hơn. Nó có thể khuyến khích các bên đứng ngoài tiến trình đàm phán." Bà đồng thời khẳng định không nên coi sự phủ quyết của Washington, lần phủ quyết đầu tiên của chính quyền Tổng thống Barack Obama tại Liên hợp quốc, đồng nghĩa với việc Mỹ ủng hộ hoạt động xây dựng các khu định cư.
Phản ứng trước quyết định trên của Mỹ, một quan chức cấp cao của Palestine, ông Saeb Erekat nói rằng đó là hành động "đáng tiếc và bất công."
Ông Erekat nói thêm rằng việc Israel xây dựng khu định cư là "bất hợp pháp" và hành động phủ quyết của Mỹ cũng không làm thay đổi được thực tế này. Ban lãnh đạo Palestine sẽ tiếp tục các biện pháp ngoại giao và chính trị để chống lại việc xây dựng của Israel.
Ông Nabil Abu Rdainah, trợ lý thân cận của Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas nói rằng "hành động phủ quyết của Mỹ không những đi ngược lại tiến trình hòa bình mà còn khuyến khích Israel tiếp tục xây dựng các khu định cư và trốn tránh các bổn phận đối với tiến trình hòa bình."
Về phần mình, Israel kêu gọi Palestine quay trở lại bàn đàm phán mà không có điều kiện tiên quyết.
Một tuyên bố từ Văn phòng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu có đoạn viết: "Israel duy trì cam kết mưu cầu hòa bình toàn diện với Palestine. Chúng tôi tìm kiếm một giải pháp công nhận nguyện vọng lập quốc pháp lý của người Palestine cũng như nhu cầu được công nhận và bảo đảm an ninh của Israel."
Một tuyên bố khác của Bộ Ngoại giao Israel đề nghị hai bên nối lại đàm phán trực tiếp mà không có điều kiện tiên quyết./.
(TTXVN/Vietnam+)