Ngày 16/7, một nhóm các mục sư da đen thông báo sẽ tổ chức biểu tình rầm rộ tại 100 thành phố trên toàn nước Mỹ vào cuối tuần này để phản đối phán quyết "mang tính phân biệt chủng tộc" của tòa án trong vụ một người đàn ông da trắng sát hại một thanh niên da đen.
Phóng viên TTXVN tại Washington cho biết mục sư, nhà hoạt động về quyền dân sự, đồng thời cũng là người dẫn chương trình vô tuyến nổi tiếng Al Sharpton đã kêu gọi người dân Mỹ trên khắp cả nước xuống đường biểu tình trước các văn phòng chi nhánh của Bộ Tư pháp Mỹ ở 100 thành phố để phản đối phán quyết ngày 14/7 của tòa án bang Florida tha bổng cho George Zimmerman sau vụ bắn chết nam vị thành niên da đen Trayvon Martin hồi năm 2012.
[Mỹ: Biểu tình phản đối "phán quyết phân biệt chủng tộc"]
Xuất hiện cùng nhóm mục sư 15 người trước tòa nhà Bộ Tư pháp Mỹ ở thủ đô Washington, mục sư Al Sharpton cho rằng phán quyết "vô tội" của 6 nữ thẩm phán tòa án bang Florida trong vụ sát hại Martin đang đặt ra yêu cầu về việc cần có sự can thiệp của các cấp tòa án liên bang.
Những người ủng hộ Trayvon Martin, người bị sát hại khi mới 17 tuổi khi trong tay không có công cụ phòng vệ, cho rằng nhân viên bảo vệ Zimmerman bắn chết Trayvon Martin chỉ vì anh ta là người da đen. Do vậy, phán quyết của tòa án rõ ràng mang tính phân biệt chủng tộc, bênh vực người da trắng và xem thường sinh mạng của người da màu.
Trước đó, phán quyết của tòa án bang Florida cũng đã gây ra làn sóng biểu tình kéo dài nhiều ngày trên khắp nước Mỹ, buộc Tổng thống Mỹ Barack Obama phải lên tiếng kêu gọi người dân bình tĩnh và tôn trọng pháp luật.
Trong khi đó, nhóm hoạt động về quyền dân sự NAACP lớn nhất nước Mỹ ra tuyên bố kêu gọi người dân ký tên yêu cầu Bộ trưởng Tư pháp Eric Holder can thiệp. Ông Eric Holder là chính khách da đen đầu tiên giữ chức Bộ trưởng Tư pháp.
Trong tuyên bố ngày 16/7, ông đã kêu gọi tiến hành một cuộc đối thoại trên toàn quốc về các vấn đề xung quanh vụ án này, đồng thời khẳng định Bộ Tư pháp đang xem xét có nên truy tố Zimmerman về các tội liên quan đến hận thù chủng tộc, điều chưa được phiên tòa xét xử ở bang Florida nhắc tới.
Theo hiến pháp Mỹ, mặc dù được tuyên bố trắng án về tội hình sự nhưng Zimmerman vẫn có thể phải đối mặt với các cáp buộc phạm tội dân sự nếu gia đình Martin hoặc Bộ Tư pháp Mỹ theo đuổi vụ kiện theo hướng này. Để có thể mở kiện, Bộ Tư pháp Mỹ phải có bằng chứng khẳng định rằng hành động sát hại Martin của Zimmerman xuất phát từ động cơ phân biệt chủng tộc.
Đêm 26/2/2012, nhân viên bảo vệ Zimmerman đã bắn chết Martin sau khi giữa hai bên xảy ra tranh cãi tại khu phố Sanford ở bang Florida có đa số người da trắng sinh sống. Ban đầu, cảnh sát bang Florida từ chối khởi tố điều tra đối với Zimmerman, nhưng trước làn sóng phản đối mạnh mẽ trên diện rộng nên đã buộc phải phát lệnh bắt Zimmerman vào tháng 4 cùng năm với tội danh giết người cấp độ 2 với mức án kịch khung là tù chung thân.
Trước phán quyết gây tranh cãi của tòa án bang Florida, tại Mỹ cũng từng xảy ra nhiều làn sóng biểu tình liên quan đến phán quyết mang tính phân biệt màu da. Đơn cử năm 1992, một tòa án cũng đã ra phán quyết tha bổng cho các cảnh sát thành phố Los Angeles, bang California, trong vụ đánh một tài xế da đen làm bùng phát làn sóng biểu tình bạo loạn kéo dài nhiều ngày khiến hàng chục người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương, gây thiệt hại khoảng 1 tỷ USD./.
Phóng viên TTXVN tại Washington cho biết mục sư, nhà hoạt động về quyền dân sự, đồng thời cũng là người dẫn chương trình vô tuyến nổi tiếng Al Sharpton đã kêu gọi người dân Mỹ trên khắp cả nước xuống đường biểu tình trước các văn phòng chi nhánh của Bộ Tư pháp Mỹ ở 100 thành phố để phản đối phán quyết ngày 14/7 của tòa án bang Florida tha bổng cho George Zimmerman sau vụ bắn chết nam vị thành niên da đen Trayvon Martin hồi năm 2012.
[Mỹ: Biểu tình phản đối "phán quyết phân biệt chủng tộc"]
Xuất hiện cùng nhóm mục sư 15 người trước tòa nhà Bộ Tư pháp Mỹ ở thủ đô Washington, mục sư Al Sharpton cho rằng phán quyết "vô tội" của 6 nữ thẩm phán tòa án bang Florida trong vụ sát hại Martin đang đặt ra yêu cầu về việc cần có sự can thiệp của các cấp tòa án liên bang.
Những người ủng hộ Trayvon Martin, người bị sát hại khi mới 17 tuổi khi trong tay không có công cụ phòng vệ, cho rằng nhân viên bảo vệ Zimmerman bắn chết Trayvon Martin chỉ vì anh ta là người da đen. Do vậy, phán quyết của tòa án rõ ràng mang tính phân biệt chủng tộc, bênh vực người da trắng và xem thường sinh mạng của người da màu.
Trước đó, phán quyết của tòa án bang Florida cũng đã gây ra làn sóng biểu tình kéo dài nhiều ngày trên khắp nước Mỹ, buộc Tổng thống Mỹ Barack Obama phải lên tiếng kêu gọi người dân bình tĩnh và tôn trọng pháp luật.
Trong khi đó, nhóm hoạt động về quyền dân sự NAACP lớn nhất nước Mỹ ra tuyên bố kêu gọi người dân ký tên yêu cầu Bộ trưởng Tư pháp Eric Holder can thiệp. Ông Eric Holder là chính khách da đen đầu tiên giữ chức Bộ trưởng Tư pháp.
Trong tuyên bố ngày 16/7, ông đã kêu gọi tiến hành một cuộc đối thoại trên toàn quốc về các vấn đề xung quanh vụ án này, đồng thời khẳng định Bộ Tư pháp đang xem xét có nên truy tố Zimmerman về các tội liên quan đến hận thù chủng tộc, điều chưa được phiên tòa xét xử ở bang Florida nhắc tới.
Theo hiến pháp Mỹ, mặc dù được tuyên bố trắng án về tội hình sự nhưng Zimmerman vẫn có thể phải đối mặt với các cáp buộc phạm tội dân sự nếu gia đình Martin hoặc Bộ Tư pháp Mỹ theo đuổi vụ kiện theo hướng này. Để có thể mở kiện, Bộ Tư pháp Mỹ phải có bằng chứng khẳng định rằng hành động sát hại Martin của Zimmerman xuất phát từ động cơ phân biệt chủng tộc.
Đêm 26/2/2012, nhân viên bảo vệ Zimmerman đã bắn chết Martin sau khi giữa hai bên xảy ra tranh cãi tại khu phố Sanford ở bang Florida có đa số người da trắng sinh sống. Ban đầu, cảnh sát bang Florida từ chối khởi tố điều tra đối với Zimmerman, nhưng trước làn sóng phản đối mạnh mẽ trên diện rộng nên đã buộc phải phát lệnh bắt Zimmerman vào tháng 4 cùng năm với tội danh giết người cấp độ 2 với mức án kịch khung là tù chung thân.
Trước phán quyết gây tranh cãi của tòa án bang Florida, tại Mỹ cũng từng xảy ra nhiều làn sóng biểu tình liên quan đến phán quyết mang tính phân biệt màu da. Đơn cử năm 1992, một tòa án cũng đã ra phán quyết tha bổng cho các cảnh sát thành phố Los Angeles, bang California, trong vụ đánh một tài xế da đen làm bùng phát làn sóng biểu tình bạo loạn kéo dài nhiều ngày khiến hàng chục người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương, gây thiệt hại khoảng 1 tỷ USD./.
(TTXVN)