Kết quả của một nghiên cứu vừa do Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) thực hiện cho thấy, 10 gói hàng đầu về miễn giảm thuế thu nhập và các trường hợp ngoại trừ sẽ khiến kho bạc của chính phủ liên bang thất thu 12.000 tỷ USD trong thập niên tới. Điều đáng chú ý là một số biện pháp miễn giảm thuế đó chủ yếu có lợi cho nhóm người giàu nhất nước Mỹ.
Cụ thể, trong năm 2013, 20% số ng ười có thu nhập cao nhất sẽ "bỏ túi" hơn một nửa con số 900 tỷ USD thu được từ các biện pháp miễn giảm thuế này. Hơn thế, 17% tổng ích lợi (từ các gói miễn giảm thuế) sẽ thuộc về nhóm 1% thu nhập cao nhất - đó là các gia đình có thu nhập từ 450.000 USD/năm trở lên.
Đây cũng là nhóm bị ảnh hưởng bởi đợt tăng thuế hồi tháng 1/2013. Lợi ích của gói ưu đãi thuế đánh vào thu nhập từ đầu tư tài sản và cổ tức, trong đó miễn giảm tới 161 tỷ USD năm nay, chủ yếu thuộc về giới nhà giàu, trong đó 68% thuộc về nhóm 1% có thu nhập cao nhất.
Phe Dân chủ tại Hạ viện nhận xét nghiên cứu của CBO ủng hộ cách tiếp cận của Tổng thống Barack Obama đối với cuộc cải cách thuế khóa và giảm thâm hụt ngân sách, đó là tăng nguồn thu bằng việc hạn chế các ưu đãi thuế đối với người giàu.
Chris Van Hollen, người đứng đầu phái Dân chủ tại Ủy ban Ngân sách Hạ viện nói: Nghiên cứu cho thấy Mỹ có thể giảm mạnh thâm hụt ngân sách bằng cách hạn chế ưu đãi đối với nhóm người có thu nhập cao nhất.
Mặc dù nghiên cứu này không đề cập đến các ngưỡng thu nhập cụ thể, nhưng theo số liệu của Cơ quan khảo sát điều tra Mỹ năm 2011, ngưỡng thu nhập được tính vào nhóm 20% hộ gia đình có thu nhập cao nhất được nới xuống 101.582 USD/năm - mức được coi là trung lưu tại nhiều vùng trên đất Mỹ. Trong khi đó, ngưỡng thu nhập của 20% hộ gia đình có thu nhập thấp nhất là 20.262 USD/năm.
Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy, lợi ích từ gói miễn thuế đối với phúc lợi y tế (do chủ lao động trả), trị giá 3.400 tỷ USD trong hơn 10 năm, được phân phối công bằng hơn, với trên một nửa lợi ích thuộc về nhóm 60% có thu nhập trung bình.
Phe Cộng hòa muốn cải cách bộ luật thuế bằng việc bãi bỏ một số hình thức miễn giảm thuế thu nhập và những trường hợp ngoại trừ, nhưng không muốn chuyển nguồn thu này sang hướng giảm thâm hụt ngân sách. Thay vào đó, họ muốn sử dụng nguồn tiền này để hạ lãi suất mà họ cho là sẽ thúc đẩy tăng trưởng và tăng thu nhập./.
Cụ thể, trong năm 2013, 20% số ng ười có thu nhập cao nhất sẽ "bỏ túi" hơn một nửa con số 900 tỷ USD thu được từ các biện pháp miễn giảm thuế này. Hơn thế, 17% tổng ích lợi (từ các gói miễn giảm thuế) sẽ thuộc về nhóm 1% thu nhập cao nhất - đó là các gia đình có thu nhập từ 450.000 USD/năm trở lên.
Đây cũng là nhóm bị ảnh hưởng bởi đợt tăng thuế hồi tháng 1/2013. Lợi ích của gói ưu đãi thuế đánh vào thu nhập từ đầu tư tài sản và cổ tức, trong đó miễn giảm tới 161 tỷ USD năm nay, chủ yếu thuộc về giới nhà giàu, trong đó 68% thuộc về nhóm 1% có thu nhập cao nhất.
Phe Dân chủ tại Hạ viện nhận xét nghiên cứu của CBO ủng hộ cách tiếp cận của Tổng thống Barack Obama đối với cuộc cải cách thuế khóa và giảm thâm hụt ngân sách, đó là tăng nguồn thu bằng việc hạn chế các ưu đãi thuế đối với người giàu.
Chris Van Hollen, người đứng đầu phái Dân chủ tại Ủy ban Ngân sách Hạ viện nói: Nghiên cứu cho thấy Mỹ có thể giảm mạnh thâm hụt ngân sách bằng cách hạn chế ưu đãi đối với nhóm người có thu nhập cao nhất.
Mặc dù nghiên cứu này không đề cập đến các ngưỡng thu nhập cụ thể, nhưng theo số liệu của Cơ quan khảo sát điều tra Mỹ năm 2011, ngưỡng thu nhập được tính vào nhóm 20% hộ gia đình có thu nhập cao nhất được nới xuống 101.582 USD/năm - mức được coi là trung lưu tại nhiều vùng trên đất Mỹ. Trong khi đó, ngưỡng thu nhập của 20% hộ gia đình có thu nhập thấp nhất là 20.262 USD/năm.
Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy, lợi ích từ gói miễn thuế đối với phúc lợi y tế (do chủ lao động trả), trị giá 3.400 tỷ USD trong hơn 10 năm, được phân phối công bằng hơn, với trên một nửa lợi ích thuộc về nhóm 60% có thu nhập trung bình.
Phe Cộng hòa muốn cải cách bộ luật thuế bằng việc bãi bỏ một số hình thức miễn giảm thuế thu nhập và những trường hợp ngoại trừ, nhưng không muốn chuyển nguồn thu này sang hướng giảm thâm hụt ngân sách. Thay vào đó, họ muốn sử dụng nguồn tiền này để hạ lãi suất mà họ cho là sẽ thúc đẩy tăng trưởng và tăng thu nhập./.
Hương Giang (TTXVN)