Ngày 15/3, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cho biết quân đội nước này sẽ triển khai thêm 14 hệ thống đánh chặn chống tên lửa ở Alaska để đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng từ Triều Tiên, nước sở hữu vũ khí hạt nhân.
Phát biểu trước báo giới, ông Hagel nêu rõ Mỹ đã có sẵn 30 hệ phóng đánh chặn đặt ở California và Alaska, và số vũ khí bổ sung sẽ được triển khai từ nay đến năm 2017.
Động thái này được đưa ra nhằm “đi trước đón đầu mối đe dọa” do những tiến bộ của Triều Tiên trong công nghệ chế tạo tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) gây ra.
Ông nêu rõ: “Mỹ có những hệ thống phòng thủ tên lửa sẵn sàng để bảo vệ chúng ta trước những cuộc tấn công ICBM giới hạn, song Triều Tiên đặc biệt gần đây đã có những tiến bộ trong các khả năng của họ và đã thực hiện một loạt hành động khiêu khích.”
Triều Tiên sở hữu những tên lửa có thể tấn công Hàn Quốc và Nhật Bản nhưng vẫn chưa chứng tỏ có khả năng bắn ICBM tầm xa. Tuy nhiên, giới chức Mỹ lo ngại Triều Tiên đã đạt được tiến bộ trên lĩnh vực này sau khi đưa một vệ tinh lên quỹ đạo, trong khi chương trình vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng nêu bật những quan ngại về mối nguy hiểm tiềm tàng này.
Hơn nữa, trong những ngày gần đây, Bình Nhưỡng đã đưa ra một loạt đe dọa nghiêm trọng và tuyên bố hủy bỏ hiệp định đình chiến liên Triều, văn kiện tồn tại 60 năm qua được ký vào cuối cuộc Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953)./.
Phát biểu trước báo giới, ông Hagel nêu rõ Mỹ đã có sẵn 30 hệ phóng đánh chặn đặt ở California và Alaska, và số vũ khí bổ sung sẽ được triển khai từ nay đến năm 2017.
Động thái này được đưa ra nhằm “đi trước đón đầu mối đe dọa” do những tiến bộ của Triều Tiên trong công nghệ chế tạo tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) gây ra.
Ông nêu rõ: “Mỹ có những hệ thống phòng thủ tên lửa sẵn sàng để bảo vệ chúng ta trước những cuộc tấn công ICBM giới hạn, song Triều Tiên đặc biệt gần đây đã có những tiến bộ trong các khả năng của họ và đã thực hiện một loạt hành động khiêu khích.”
Triều Tiên sở hữu những tên lửa có thể tấn công Hàn Quốc và Nhật Bản nhưng vẫn chưa chứng tỏ có khả năng bắn ICBM tầm xa. Tuy nhiên, giới chức Mỹ lo ngại Triều Tiên đã đạt được tiến bộ trên lĩnh vực này sau khi đưa một vệ tinh lên quỹ đạo, trong khi chương trình vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng nêu bật những quan ngại về mối nguy hiểm tiềm tàng này.
Hơn nữa, trong những ngày gần đây, Bình Nhưỡng đã đưa ra một loạt đe dọa nghiêm trọng và tuyên bố hủy bỏ hiệp định đình chiến liên Triều, văn kiện tồn tại 60 năm qua được ký vào cuối cuộc Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953)./.
(Vietnam+)