Các nhà khoa học thuộc Đại học Minnesota, Mỹ vừa thực hiện thành công đưa tế bào gốc vào cơ quan đã chết, sau đó nuôi cấy thành công cơ quan này và làm cho nó hoạt động bình thường.
Họ đã thực hiện cắt bỏ tế bào tim và chỉ giữ lại bộ khung protein được gọi là "linh hồn của quả tim" trong tim của một người hiến tặng đã tử vong. Sau đó, họ cấy ghép tế bào gốc của người bệnh vào trong protein "linh hồn của quả tim," và biến nó thành tế bào tim.
Các nhà khoa học cho biết sau khi được cấy ghép, tim của người bệnh sẽ sinh trưởng và bắt đầu hoạt động độc lập.
Trên thực tế, các nhà khoa học đã từng chế tạo thành công tim của chuột và lợn. Sau khi cấy ghép tế bào gốc của người vào "linh hồn của quả tim" của chuột và lợn, tế bào tim sẽ sinh trưởng nhanh chóng và bắt đầu hoạt động độc lập.
Mặc dù cường độ hoạt động của tim nhân tạo chỉ bằng 25% so với tim thông thường, tuy nhiên đây cũng đã là một bước đột phá lớn trong nghiên cứu khoa học về tim./.
Họ đã thực hiện cắt bỏ tế bào tim và chỉ giữ lại bộ khung protein được gọi là "linh hồn của quả tim" trong tim của một người hiến tặng đã tử vong. Sau đó, họ cấy ghép tế bào gốc của người bệnh vào trong protein "linh hồn của quả tim," và biến nó thành tế bào tim.
Các nhà khoa học cho biết sau khi được cấy ghép, tim của người bệnh sẽ sinh trưởng và bắt đầu hoạt động độc lập.
Trên thực tế, các nhà khoa học đã từng chế tạo thành công tim của chuột và lợn. Sau khi cấy ghép tế bào gốc của người vào "linh hồn của quả tim" của chuột và lợn, tế bào tim sẽ sinh trưởng nhanh chóng và bắt đầu hoạt động độc lập.
Mặc dù cường độ hoạt động của tim nhân tạo chỉ bằng 25% so với tim thông thường, tuy nhiên đây cũng đã là một bước đột phá lớn trong nghiên cứu khoa học về tim./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)