Phó Tổng thống Mỹ Joseph Biden, đang ở thăm Ai Cập, ngày 7/6 cho biết Mỹ đang tìm cách giải quyết mới tình hình ở Dải Gaza trong bối cảnh căng thẳng leo thang sau vụ Hải quân Israel tấn công đoàn tàu viện trợ tới Gaza hôm 31/5 làm gần 20 người thiệt mạng và gần 50 người bị thương.
Phát biểu sau cuộc gặp dài 90 phút với Tổng thống nước chủ nhà Hosni Mubarak tại Sharm El Sheikh, ông Biden cho biết bên cạnh các chủ đề về nỗ lực hòa bình Israel-Palestine, cuộc xung đột tại Afghanistan và Iraq, tình hình chính trị tại Sudan và chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran, hai nhà lãnh đạo đã thảo luận các cách thức mới để giải quyết các vấn đề liên quan đến nhân đạo, kinh tế, an ninh và chính trị ở Gaza.
Đây là chuyến thăm Trung Đông lần đầu tiên của ông Biden kể từ tháng Ba, khi Israel công bố kế hoạch xây 1.600 nhà định cư mới ở khu có đa số người Arập sinh sống tại Đông Jerusalem - động thái làm đổ vỡ các nỗ lực của Mỹ nhằm nối lại các cuộc đàm phán hòa bình giữa Israel và Palestine.
Trước đó một ngày, Ngoại trưởng Ai Cập Abul Gheit tuyên bố Israel phải biết "xấu hổ" vì vụ tấn công đẫm máu trên. Tổng thống Ai Cập Mubarak đã quyết định mở cửa khẩu biên giới Rafah với Gaza từ ngày 1/6 để cho phép hàng cứu trợ vào khu vực này.
Trong một diễn biến khác, Chủ tịch Liên đoàn Arập (AL), ông Amr Moussa dự định sẽ tới Gaza vào tuần tới nhằm bày tỏ tình đoàn kết với người dân Palestine. Ông Moussa sẽ thăm các cơ sở bị phá hủy trong cuộc chiến tranh Gaza đầu năm 2009 và sẽ gặp gỡ một số lãnh đạo Palestine. Trước đó, một phái đoàn của Liên minh Nghị viện Arập đã tới Gaza nhằm bày tỏ ủng hộ người dân nơi đây chống lại lệnh phong tỏa của Israel.
Cũng trong nỗ lực nhằm phản đối lệnh phong tỏa của Israel tại Gaza, Tổ chức Chữ thập Đỏ và Trăng lưỡi liềm Đỏ (RC) của Iran ngày 7/6 thông báo sẽ gửi ba tàu và một máy bay chở hàng cứu trợ tới Gaza.
Theo người phụ trách các vấn đề quốc tế của RC, ông Abdolrauf Adibzadeh, các tàu cứu trợ trên sẽ mang theo 70 nhân viên y tế, một phòng mổ di động cùng 30 tấn thuốc men và rất nhiều lương thực. Hai tàu sẽ khởi hành trước vào tuần tới, chiếc máy bay sẽ bay qua không phận Ai Cập để vào Gaza.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran, ông Ramin Mehmanparast cho biết các chuyến hàng cứu trợ trên là biểu tượng của sự phản đối lệnh phong tỏa của Israel đối với Gaza. Thư ký Hội đồng An ninh tối cao Iran, ông Saeed Jalili cũng kêu gọi các quốc gia vùng Vịnh noi gương Iran gửi hàng cứu trợ tới Gaza. Trước đó, RC của Iran đã từng gửi một tàu cứu trợ gồm lương thực và thuốc chữa bệnh đến Gaza hồi tháng 12/2008, song không tới được Gaza so bị Hải quân Israel ngăn chặn.
Tiếp tục các phản ứng quốc tế về vụ tấn công của Hải quân Israel, Tổ chức Hội nghị Hồi giáo (OIC) trong cuộc họp bất thường ngày 6/6 đã kêu gọi thành lập một nhóm chuyên gia pháp lý nhằm đưa các quan chức Israel liên quan đến vụ tấn công tàu cứu trợ cho Gaza ra trước công lý.
Trong khi đó, Thủ tướng Malaysia Najib Razak ngày 7/6 cho biết nước này sẽ kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có hành động xử lý Israel và đưa những người đã tiến hành các hành động dã man trên ra trước Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC).
Về phần mình, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Amed Davutoglu cho biết nước này sẽ không bình thường hóa quan hệ với Israel nếu Tel Aviv từ chối tiến hành điều tra quốc tế vụ tấn công tàu cứu trợ hôm 31/5.
Trước đó, Israel đã bác bỏ đề xuất của Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon về việc tiến hành một cuộc điều tra với sự tham gia của đại diện các nước Thổ Nhĩ Kỳ, Israel và Mỹ.
Vụ tấn công của Hải quân Israel nhằm vào một tàu của Thổ Nhĩ Kỳ trong đoàn tàu chở hàng cứu trợ tới Gaza đã đẩy quan hệ hai nước từng là đồng minh này rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. Thổ Nhĩ Kỳ đã rút đại sứ về nước và yêu cầu Israel chính thức xin lỗi./.
Phát biểu sau cuộc gặp dài 90 phút với Tổng thống nước chủ nhà Hosni Mubarak tại Sharm El Sheikh, ông Biden cho biết bên cạnh các chủ đề về nỗ lực hòa bình Israel-Palestine, cuộc xung đột tại Afghanistan và Iraq, tình hình chính trị tại Sudan và chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran, hai nhà lãnh đạo đã thảo luận các cách thức mới để giải quyết các vấn đề liên quan đến nhân đạo, kinh tế, an ninh và chính trị ở Gaza.
Đây là chuyến thăm Trung Đông lần đầu tiên của ông Biden kể từ tháng Ba, khi Israel công bố kế hoạch xây 1.600 nhà định cư mới ở khu có đa số người Arập sinh sống tại Đông Jerusalem - động thái làm đổ vỡ các nỗ lực của Mỹ nhằm nối lại các cuộc đàm phán hòa bình giữa Israel và Palestine.
Trước đó một ngày, Ngoại trưởng Ai Cập Abul Gheit tuyên bố Israel phải biết "xấu hổ" vì vụ tấn công đẫm máu trên. Tổng thống Ai Cập Mubarak đã quyết định mở cửa khẩu biên giới Rafah với Gaza từ ngày 1/6 để cho phép hàng cứu trợ vào khu vực này.
Trong một diễn biến khác, Chủ tịch Liên đoàn Arập (AL), ông Amr Moussa dự định sẽ tới Gaza vào tuần tới nhằm bày tỏ tình đoàn kết với người dân Palestine. Ông Moussa sẽ thăm các cơ sở bị phá hủy trong cuộc chiến tranh Gaza đầu năm 2009 và sẽ gặp gỡ một số lãnh đạo Palestine. Trước đó, một phái đoàn của Liên minh Nghị viện Arập đã tới Gaza nhằm bày tỏ ủng hộ người dân nơi đây chống lại lệnh phong tỏa của Israel.
Cũng trong nỗ lực nhằm phản đối lệnh phong tỏa của Israel tại Gaza, Tổ chức Chữ thập Đỏ và Trăng lưỡi liềm Đỏ (RC) của Iran ngày 7/6 thông báo sẽ gửi ba tàu và một máy bay chở hàng cứu trợ tới Gaza.
Theo người phụ trách các vấn đề quốc tế của RC, ông Abdolrauf Adibzadeh, các tàu cứu trợ trên sẽ mang theo 70 nhân viên y tế, một phòng mổ di động cùng 30 tấn thuốc men và rất nhiều lương thực. Hai tàu sẽ khởi hành trước vào tuần tới, chiếc máy bay sẽ bay qua không phận Ai Cập để vào Gaza.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran, ông Ramin Mehmanparast cho biết các chuyến hàng cứu trợ trên là biểu tượng của sự phản đối lệnh phong tỏa của Israel đối với Gaza. Thư ký Hội đồng An ninh tối cao Iran, ông Saeed Jalili cũng kêu gọi các quốc gia vùng Vịnh noi gương Iran gửi hàng cứu trợ tới Gaza. Trước đó, RC của Iran đã từng gửi một tàu cứu trợ gồm lương thực và thuốc chữa bệnh đến Gaza hồi tháng 12/2008, song không tới được Gaza so bị Hải quân Israel ngăn chặn.
Tiếp tục các phản ứng quốc tế về vụ tấn công của Hải quân Israel, Tổ chức Hội nghị Hồi giáo (OIC) trong cuộc họp bất thường ngày 6/6 đã kêu gọi thành lập một nhóm chuyên gia pháp lý nhằm đưa các quan chức Israel liên quan đến vụ tấn công tàu cứu trợ cho Gaza ra trước công lý.
Trong khi đó, Thủ tướng Malaysia Najib Razak ngày 7/6 cho biết nước này sẽ kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có hành động xử lý Israel và đưa những người đã tiến hành các hành động dã man trên ra trước Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC).
Về phần mình, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Amed Davutoglu cho biết nước này sẽ không bình thường hóa quan hệ với Israel nếu Tel Aviv từ chối tiến hành điều tra quốc tế vụ tấn công tàu cứu trợ hôm 31/5.
Trước đó, Israel đã bác bỏ đề xuất của Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon về việc tiến hành một cuộc điều tra với sự tham gia của đại diện các nước Thổ Nhĩ Kỳ, Israel và Mỹ.
Vụ tấn công của Hải quân Israel nhằm vào một tàu của Thổ Nhĩ Kỳ trong đoàn tàu chở hàng cứu trợ tới Gaza đã đẩy quan hệ hai nước từng là đồng minh này rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. Thổ Nhĩ Kỳ đã rút đại sứ về nước và yêu cầu Israel chính thức xin lỗi./.
(TTXVN/Vietnam+)