Bộ trưởng Tài chính Mỹ, Timothy Geithner, khẳng định Washington hoan nghênh các biện pháp thắt lưng buộc bụng mới mà Chính phủ Hy Lạp vừa thông qua, đồng thời ủng hộ gói cứu trợ thứ hai mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dành cho Athens.
Trong tuyên bố đưa ra cuối tuần trước, Bộ trưởng Geithner nêu rõ Mỹ hoan nghênh chương trình cải cách kinh tế vừa được Thủ tướng Hy Lạp và các đảng phái nhất trí, đồng thời tuyên bố công khai ủng hộ Athens của các nền kinh tế chủ chốt châu Âu. Đây là gói cải cách kinh tế mạnh mẽ và đầy khó khăn đáng nhận được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế của IMF. Mỹ sẽ khuyến khích IMF ủng hộ thỏa thuận đó của Athens.
Việc Chính phủ Hy Lạp đã thông qua gói biện pháp "thắt lưng buộc bụng" cuối cùng theo yêu cầu của Liên minh châu Âu (EU) và IMF để đổi lấy gói cứu trợ thứ hai trị giá 130 tỷ euro đã thắp lên niềm hy vọng Athens sẽ tránh được nguy cơ vỡ nợ trong tháng tới. Theo kế hoạch, ngày 20/2 Chính phủ Hy Lạp trình lên gói biện pháp mới này lên Quốc hội để thông qua khẩn cấp.
Các biện pháp khắc khổ mới cắt giảm các khoản tiền lương và lương hưu cơ bản trị giá 325 triệu euro nằm trong kế hoạch tiết kiệm 3,3 tỷ euro trong ngân sách năm nay, là một trong những điều kiện cuối cùng mà các chủ nợ EU và IMF đặt ra để mở đường cho Hy Lạp nhận gói cứu trợ thứ hai có ý nghĩa sống còn khi chỉ còn một tháng nữa phải thanh toán khoản nợ đáo hạn trị giá 14,5 tỷ euro.
Ngoài ra, Chính phủ Hy Lạp cũng đang kỳ vọng các nhà đầu tư nhân sẽ tham gia kế hoạch hoán đổi các trái phiếu cũ trị giá khoảng 206 tỷ euro thành các trái phiếu mới, theo đó họ có thể bị mất tới 70% giá trị trái phiếu đang nắm giữ. Việc hoán đổi này sẽ giúp Hy Lạp giảm được 100 tỷ euro nợ và kéo núi nợ của Hy Lạp giảm từ 160% GDP hiện nay xuống còn khoảng 120% GDP vào năm 2020.
Có nhiều khả năng số phận Hy Lạp được định đoạt ngay trong ngày 20/2 khi các bộ trưởng tài chính Eurozone nhóm họp tại Brussels (Bỉ) để xem xét thỏa thuận cấp cho nước này gói cứu trợ chung 130 tỷ euro của EU và IMF cũng như việc các chủ nợ tư nhân xóa 100 tỷ euro nợ cho Hy Lạp./.
Trong tuyên bố đưa ra cuối tuần trước, Bộ trưởng Geithner nêu rõ Mỹ hoan nghênh chương trình cải cách kinh tế vừa được Thủ tướng Hy Lạp và các đảng phái nhất trí, đồng thời tuyên bố công khai ủng hộ Athens của các nền kinh tế chủ chốt châu Âu. Đây là gói cải cách kinh tế mạnh mẽ và đầy khó khăn đáng nhận được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế của IMF. Mỹ sẽ khuyến khích IMF ủng hộ thỏa thuận đó của Athens.
Việc Chính phủ Hy Lạp đã thông qua gói biện pháp "thắt lưng buộc bụng" cuối cùng theo yêu cầu của Liên minh châu Âu (EU) và IMF để đổi lấy gói cứu trợ thứ hai trị giá 130 tỷ euro đã thắp lên niềm hy vọng Athens sẽ tránh được nguy cơ vỡ nợ trong tháng tới. Theo kế hoạch, ngày 20/2 Chính phủ Hy Lạp trình lên gói biện pháp mới này lên Quốc hội để thông qua khẩn cấp.
Các biện pháp khắc khổ mới cắt giảm các khoản tiền lương và lương hưu cơ bản trị giá 325 triệu euro nằm trong kế hoạch tiết kiệm 3,3 tỷ euro trong ngân sách năm nay, là một trong những điều kiện cuối cùng mà các chủ nợ EU và IMF đặt ra để mở đường cho Hy Lạp nhận gói cứu trợ thứ hai có ý nghĩa sống còn khi chỉ còn một tháng nữa phải thanh toán khoản nợ đáo hạn trị giá 14,5 tỷ euro.
Ngoài ra, Chính phủ Hy Lạp cũng đang kỳ vọng các nhà đầu tư nhân sẽ tham gia kế hoạch hoán đổi các trái phiếu cũ trị giá khoảng 206 tỷ euro thành các trái phiếu mới, theo đó họ có thể bị mất tới 70% giá trị trái phiếu đang nắm giữ. Việc hoán đổi này sẽ giúp Hy Lạp giảm được 100 tỷ euro nợ và kéo núi nợ của Hy Lạp giảm từ 160% GDP hiện nay xuống còn khoảng 120% GDP vào năm 2020.
Có nhiều khả năng số phận Hy Lạp được định đoạt ngay trong ngày 20/2 khi các bộ trưởng tài chính Eurozone nhóm họp tại Brussels (Bỉ) để xem xét thỏa thuận cấp cho nước này gói cứu trợ chung 130 tỷ euro của EU và IMF cũng như việc các chủ nợ tư nhân xóa 100 tỷ euro nợ cho Hy Lạp./.
Hoàng Hà (TTXVN)