Indonesia và Myanmar vừa ký một thỏa thuận mua bán gạo, bắt đầu có hiệu lực từ tháng 2/2012, theo đó, hàng năm Myanmar sẽ bán cho Indonesia 100-200 nghìn tấn gạo.
Thư ký Hiệp hội ngành gạo Myanmar (MRIA) Ye Min Aung cho biết, Cơ quan Hậu cần Quốc gia Indonesia (Bulog) và MRIA đã ký thỏa thuận hôm 28/1, theo đó Myanmar sẽ bán số lượng gạo nói trên cho Indonesia, loại 5% tấm, với giá thị trường hiện ở mức 500 USD/tấn. Như vậy, thỏa thuận này trị giá khoảng 50-100 triệu USD.
Năm 2011, Bulog đã nhập khẩu 1,9 triệu tấn gạo từ Thái Lan, Việt Nam và Ấn Độ.
Người đứng đầu Bulog Sutarto Alimoeso cho biết, hiện Indonesia vẫn đang nhập khẩu gạo theo các hợp đồng đã ký cho năm 2011 và chưa có kế hoạch nhập khẩu cụ thể cho năm 2012.
Tuy nhiên, mức nhập khẩu gạo năm nay có thể ít hơn năm ngoái, do Chính phủ Indonesia dự kiến sản lượng lương thực trong cùng kỳ sẽ tăng khoảng 3 triệu tấn.
Bulog hiện có cơ hội tiếp cận nguồn cung gạo từ các nước như Myanmar hay Pakistan để giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn gạo xuất khẩu chủ yếu từ Thái Lan và Việt Nam.
Bulog cũng có kế hoạch thu mua 4 triệu tấn gạo từ nông dân trong nước để thực hiện mục tiêu dự trữ 5,5 triệu tấn gạo năm 2012.
Indonesia hiện là nước tiêu thụ gạo lớn thứ ba thế giới với mức bình quân đầu người 139kg/năm.
Năm 2008 và 2009, Indonesia đảm bảo được tự cung lương thực, song từ năm 2010 phải nhập khẩu gạo với số lượng lớn do kho dự trữ giảm và không đạt mục tiêu sản lượng.
Chính phủ Indonesia đã đặt mục tiêu phấn đấu đảm bảo tự cung lượng thực vào năm 2015 và Bộ Nông nghiệp Indonesia ước tính nước này có thể đạt sản lượng 40 triệu tấn gạo năm 2012, tăng 10,14% so với năm 2011./.
Thư ký Hiệp hội ngành gạo Myanmar (MRIA) Ye Min Aung cho biết, Cơ quan Hậu cần Quốc gia Indonesia (Bulog) và MRIA đã ký thỏa thuận hôm 28/1, theo đó Myanmar sẽ bán số lượng gạo nói trên cho Indonesia, loại 5% tấm, với giá thị trường hiện ở mức 500 USD/tấn. Như vậy, thỏa thuận này trị giá khoảng 50-100 triệu USD.
Năm 2011, Bulog đã nhập khẩu 1,9 triệu tấn gạo từ Thái Lan, Việt Nam và Ấn Độ.
Người đứng đầu Bulog Sutarto Alimoeso cho biết, hiện Indonesia vẫn đang nhập khẩu gạo theo các hợp đồng đã ký cho năm 2011 và chưa có kế hoạch nhập khẩu cụ thể cho năm 2012.
Tuy nhiên, mức nhập khẩu gạo năm nay có thể ít hơn năm ngoái, do Chính phủ Indonesia dự kiến sản lượng lương thực trong cùng kỳ sẽ tăng khoảng 3 triệu tấn.
Bulog hiện có cơ hội tiếp cận nguồn cung gạo từ các nước như Myanmar hay Pakistan để giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn gạo xuất khẩu chủ yếu từ Thái Lan và Việt Nam.
Bulog cũng có kế hoạch thu mua 4 triệu tấn gạo từ nông dân trong nước để thực hiện mục tiêu dự trữ 5,5 triệu tấn gạo năm 2012.
Indonesia hiện là nước tiêu thụ gạo lớn thứ ba thế giới với mức bình quân đầu người 139kg/năm.
Năm 2008 và 2009, Indonesia đảm bảo được tự cung lương thực, song từ năm 2010 phải nhập khẩu gạo với số lượng lớn do kho dự trữ giảm và không đạt mục tiêu sản lượng.
Chính phủ Indonesia đã đặt mục tiêu phấn đấu đảm bảo tự cung lượng thực vào năm 2015 và Bộ Nông nghiệp Indonesia ước tính nước này có thể đạt sản lượng 40 triệu tấn gạo năm 2012, tăng 10,14% so với năm 2011./.
(TTXVN/Vietnam+)