Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) mới đây đã công bố một báo cáo nghiên cứu đánh giá ban đầu về lĩnh vực năng lượng của Myanmar, trong đó cho rằng quốc gia Đông Nam Á này có tiềm năng lớn về điện năng, có thể được sản xuất từ dầu mỏ, khí đốt và từ các nguồn năng lượng tái tạo hay địa nhiệt.
Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất cho sự phát triển của ngành năng lượng Myanmar là việc thiếu vốn đầu tư cần thiết.
Theo ADB, ngành năng lượng Myanmar đã phải trải qua nhiều thập kỷ thiếu đầu tư và hiện mới chỉ có một trong bốn người trong tổng dân số 59 triệu người của nước này được tiếp cận với điện.
Giám đốc phụ trách lĩnh vực năng lượng của ADB, ông Anthony Jude nhấn mạnh rằng với việc mở cửa nền kinh tế và tiến hành những cải cách chính trị quan trọng hướng tới dân chủ, Myanmar đang đứng trước những cơ hội to lớn để khai thác và phát huy tiềm năng các nguồn tài nguyên năng lượng của mình để xây dựng và phát triển đất nước.
Tuy nhiên, ông cũng lưu ý Myanmar trong quá trình này cần chú ý thực thi các chính sách, biện pháp mạnh mẽ và hiệu quả trong việc bảo vệ môi trường và an toàn xã hội.
Báo cáo của ADB cho biết, tiêu thụ điện bình quân hiện tại của Myanmar thuộc diện thấp nhất ở châu Á. Khoảng hai phần ba năng lượng sơ cấp tại Myanmar được sản xuất từ sinh khối, như củi, than củi, chất thải nông nghiệp và động vật. Tỷ lệ điện khí hóa của nước này mới đạt 67% ở thủ đô cũ Yangon và 16% ở khu vực nông thôn.
Mặc dù có nguồn tài nguyên năng lượng tiềm năng rất lớn, đặc biệt là thủy điện và khí đốt tự nhiên, song ngành điện Myanmar còn kém phát triển do hạn chế về vốn, thiếu nhân viên có trình độ, khuôn khổ pháp lý và quy định còn nghèo nàn, thiếu sự phối hợp và lập kế hoạch giữa 7 Bộ liên quan đến lĩnh vực năng lượng.
Đánh giá của ADB cho rằng đầu tư quốc tế vào ngành năng lượng Myanmar nên tập trung vào các kế hoạch trung hạn và dài hạn, và vào các lĩnh vực như phục hồi và phát triển hệ thống truyền tải và phân phối điện, xây dựng các nhà máy điện chạy bằng khí đốt ở Yangon, xây dựng hệ thống đường dây 500 kV từ miến Bắc về Yangon, lập kế hoạch kết nối và toàn diện cho việc phát triển các nhà máy thủy điện, nhà máy lọc dầu và tuyến đường ống dẫn khí đốt./.
Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất cho sự phát triển của ngành năng lượng Myanmar là việc thiếu vốn đầu tư cần thiết.
Theo ADB, ngành năng lượng Myanmar đã phải trải qua nhiều thập kỷ thiếu đầu tư và hiện mới chỉ có một trong bốn người trong tổng dân số 59 triệu người của nước này được tiếp cận với điện.
Giám đốc phụ trách lĩnh vực năng lượng của ADB, ông Anthony Jude nhấn mạnh rằng với việc mở cửa nền kinh tế và tiến hành những cải cách chính trị quan trọng hướng tới dân chủ, Myanmar đang đứng trước những cơ hội to lớn để khai thác và phát huy tiềm năng các nguồn tài nguyên năng lượng của mình để xây dựng và phát triển đất nước.
Tuy nhiên, ông cũng lưu ý Myanmar trong quá trình này cần chú ý thực thi các chính sách, biện pháp mạnh mẽ và hiệu quả trong việc bảo vệ môi trường và an toàn xã hội.
Báo cáo của ADB cho biết, tiêu thụ điện bình quân hiện tại của Myanmar thuộc diện thấp nhất ở châu Á. Khoảng hai phần ba năng lượng sơ cấp tại Myanmar được sản xuất từ sinh khối, như củi, than củi, chất thải nông nghiệp và động vật. Tỷ lệ điện khí hóa của nước này mới đạt 67% ở thủ đô cũ Yangon và 16% ở khu vực nông thôn.
Mặc dù có nguồn tài nguyên năng lượng tiềm năng rất lớn, đặc biệt là thủy điện và khí đốt tự nhiên, song ngành điện Myanmar còn kém phát triển do hạn chế về vốn, thiếu nhân viên có trình độ, khuôn khổ pháp lý và quy định còn nghèo nàn, thiếu sự phối hợp và lập kế hoạch giữa 7 Bộ liên quan đến lĩnh vực năng lượng.
Đánh giá của ADB cho rằng đầu tư quốc tế vào ngành năng lượng Myanmar nên tập trung vào các kế hoạch trung hạn và dài hạn, và vào các lĩnh vực như phục hồi và phát triển hệ thống truyền tải và phân phối điện, xây dựng các nhà máy điện chạy bằng khí đốt ở Yangon, xây dựng hệ thống đường dây 500 kV từ miến Bắc về Yangon, lập kế hoạch kết nối và toàn diện cho việc phát triển các nhà máy thủy điện, nhà máy lọc dầu và tuyến đường ống dẫn khí đốt./.
Việt Tú (TTXVN)