Na Uy chế Mặt Trời nhân tạo để tránh mùa đông

Mặt Trời chế bằng những tấm gương khổng lồ sẽ đem ánh sáng cho vùng núi phía Cực Bắc, nơi chìm trong bóng tối suốt cả mùa đông.
Tại Na Uy, có một dự án táo bạo đang được triển khai, đó là thiết lập một Mặt Trời nhân tạo bằng những tấm gương khổng lồ, hứa hẹn đem lại ánh sáng cho những vùng núi nằm phía Cực Bắc Trái Đất của nước này, nơi luôn có nhiệt độ thấp và chìm trong bóng tối suốt cả mùa đông.

Ở Rjukan, một thị trấn công nghiệp ở hạt Telemark, Đông Nam Na Uy, từ đầu tháng 9 này, giới chức sở tại đã cho dựng ba tấm gương khổng lồ bên một sườn núi gần quảng trường trung tâm.

Ở độ cao 450 mét, với diện tích mỗi tấm khoảng 17 mét vuông, những tấm gương này được thiết kế để đón và phản xạ ánh nắng Mặt Trời xuống khu vực quảng trường hình e-líp rộng khoảng 600 mét vuông trên, với độ phản xạ ánh sáng tối đa gần 100% ánh sáng Mặt Trời.

Những tấm gương này cũng được lắp trên một trục di chuyển, được điều khiển theo chương trình máy tính, giúp nó “chạy theo” đường đi của ánh sáng Mặt trời trong suốt cả năm. Đơn vị quản lý và phát triển dự án gương Mặt Trời trên cho biết, đây là một ý tưởng thực tế và những tấm gương này có thể vận hành tốt đẹp kể từ ngày 31/10 tới.

“Đây có vẻ là một ý tưởng điên rồ, nhưng nó khá thú vị và tôi nghĩ mọi người rất hoan nghênh. Họ reo lên “hoan hô, đây là một ý tưởng tuyệt vời” khi thấy ánh sáng rọi xuống quảng trường. Họ chụp ảnh, cười nói và tận hưởng những giờ phút vui vẻ” - Ông Oystein Haugon, nhà quản lý dự án cho biết.

Thị trấn Rjukan, cách thủ đô Oslo của Na Uy 175 km, nằm dọc theo một thung lũng dài và hẹp. Trong suốt mùa đông kéo dài từ tháng 9 đến tháng Ba năm sau, thị trấn với khoảng hơn 3.000 cư dân này hoàn toàn chìm trong bóng tối. Giới chức địa phương hy vọng, những tấm gương này sẽ mang lại môt sự thay đổi tích cực cho đời sống sinh hoạt của người dân, giúp cư dân gắn bó với thị trấn lâu hơn, và thu hút du khách đến với nơi này nhiều hơn./.

Nhật Khánh (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP)

Nhật Bản thành công với "canh bạc" tế bào gốc

Với hơn 110 tỷ yên (tương đương 760 triệu USD) đầu tư từ chính phủ, cùng hàng tỷ USD từ các nhà tài trợ tư nhân và doanh nghiệp, Nhật Bản đang dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực điều trị bằng tế bào gốc.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều loại độc tố từ môi trường có thể làm tăng nguy cơ mắc Parkinson, đặc biệt là thuốc trừ sâu. (Nguồn: Vietnam+)

Thuốc trừ sâu làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa BMJ dự đoán rằng số người mắc bệnh Parkinson trên toàn thế giới có thể tăng hơn gấp đôi - từ 11,9 triệu người vào 2021 lên hơn 25 triệu người vào 2050.