Ngày 24-26/9, Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam và Hội Chữ Thập Đỏ Na Uy cùng phối hợp tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm Dự án “Giảm thiểu rủi ro thảm họa” (DRR) giai đoạn 2010-2012.
Mục tiêu của hội thảo là cập nhật tiến độ dự án và chia sẻ các bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện dự án DRR tại Việt Nam và Trung Quốc do Bộ Ngoại Giao Na Uy tài trợ.
Hội thảo cũng là cơ hội để các bên tham dự được cập nhật thông tin về chiến lược, hoạt động trong lĩnh vực giảm thiểu rủi ro thảm họa/biến đổi khí hậu của Chính phủ Việt Nam, Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam, Chính phủ và Hội Chữ thập Đỏ Na Uy cùng các bên liên quan khác trong khu vực.
Hội thảo có sự tham gia của đại diện lãnh đạo Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông Thôn, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sứ quán Hoàng Gia Na Uy tại Việt Nam, Ủy ban Nhân dân và các ban nghành địa phương liên quan của tỉnh Phú Yên, Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam, Trung Quốc và Na Uy, Hiệp hội Chữ Thập Đỏ và Trăng Lưỡi Liềm Đỏ Quốc tế cùng các tổ chức quốc tế khác đang hoạt động trong lĩnh vực DRR tại Việt Nam.
Được sự tài trợ của Bộ Ngoại Giao Na Uy thông qua Hội Chữ Thập Đỏ Na Uy, Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam đã tiếp nhận và thực hiện dự án “Giảm thiểu rủi ro thảm họa” tại 32 xã thuộc 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên và Lào Cai với tổng ngân sách là 1,8 triệu USD trong giai đoạn 2010-2014.
Đến tháng 9/2012, dự án đã giải ngân trên 1 triệu USD cho các hoạt động tại 21 xã, gồm 10 xã thuộc 3 huyện của tỉnh Bình Định (Hoài Ân, Phù Cát, Tuy Phước), 10 xã thuộc 3 huyện của tỉnh Phú Yên (Tuy An, Tây Hòa và Đông Hòa) và 1 xã thuộc huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.
Mục tiêu của dự án là tăng cường khả năng đề kháng thiên tai của nhân dân các xã dễ bị tổn thương, đồng thời nâng cao năng lực của Chính quyền và Chữ Thập đỏ các tỉnh Bình Định, Phú Yên và Lào Cai trong công tác ứng phó, giảm nhẹ và phòng ngừa thiên tai.
Dự án đặc biệt chú trọng tới các nhóm dễ bị tổn thương gồm phụ nữ, trẻ em, người tàn tật, người già và người dân sống tại khu vực có nguy cơ cao. Sau khi thực hiện công tác đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương (VCA) tại cộng đồng, dự án tập trung vào 3 giải pháp chính nhằm giải quyết những nhu cầu bức xúc của người dân. Đó là cải thiện cơ sở hạ tầng, trang bị cơ sở vật chất; truyền thông nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của cộng đồng; nâng cao năng lực của chính quyền và Chữ Thập đỏ trong công tác giảm thiểu rủi ro thảm hoạ dựa vào cộng đồng. Các giải pháp cải thiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất được xây dựng dựa trên nhu cầu và khả năng thực tế của địa phương.
Dự án đã hỗ trợ xây dựng cầu, cống, nhà tránh lũ cộng đồng, đường bê tông, hệ thống vệ sinh/nước sạch cho các trung tâm sơ tán, hệ thống cảnh báo sớm, thuyền cứu hộ, phao cứu sinh, túi cấp cứu, trang thiết bị làm việc… cho cán bộ và tình nguyện viên Hội Chữ thập đỏ các cấp, khu dân cư và các hộ gia đình nghèo.
Các hợp phần vệ sinh, nước sạch, sinh kế và thích ứng biến đổi khí hậu cũng được lồng ghép như hỗ trợ bể lọc nước nhiễm phèn, nhà vệ sinh và hệ thống biogas gia đình, thuyền cho hộ gia đình, hệ thống xử lý rác, bồn chứa nước, trồng tre bảo vệ khu dân cư…
Các hoạt động này đều có sự đóng góp của nhân dân và chính quyền địa phương để thực hiện. Tổng giá trị đóng góp đối ứng lên tới gần 4,6 tỉ đồng, trong đó số ngày công lao động do cộng đồng đóng góp là hơn 8.000 ngày.
Trong 3 năm triển khai thực hiện, đã có hơn 100,000 lượt người được hưởng lợi trực tiếp từ các hoạt động đa dạng của dự án, trong đó có 697 cán bộ chính quyền và ban ngành, 482 giáo viên và hơn 18,000 lượt học sinh tiểu học được tập huấn, truyền thông về kiến thức kĩ năng phòng ngừa, ứng phó thảm họa và sử dụng các công trình vệ sinh, nước sạch.
Theo số liệu của Liên hợp quốc, trong giai đoạn 1990-2010, Việt Nam xếp thứ 6 trong những nước chịu thiệt hại do thiên tai, với số người chết trung bình hàng năm là 445 người, thiệt hại trung bình hàng năm là 1.2% GDP, tương đương 1.8 tỷ USD (theo sức mua). Hàng năm trung bình có hàng triệu người cần hỗ trợ để khắc phục hậu quả của thiên tai. Trong 30 năm tới, Việt Nam sẽ nằm trong “30 nước có nguy cơ cao nhất” do thiên tai và biến đổi khí hậu./.
Mục tiêu của hội thảo là cập nhật tiến độ dự án và chia sẻ các bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện dự án DRR tại Việt Nam và Trung Quốc do Bộ Ngoại Giao Na Uy tài trợ.
Hội thảo cũng là cơ hội để các bên tham dự được cập nhật thông tin về chiến lược, hoạt động trong lĩnh vực giảm thiểu rủi ro thảm họa/biến đổi khí hậu của Chính phủ Việt Nam, Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam, Chính phủ và Hội Chữ thập Đỏ Na Uy cùng các bên liên quan khác trong khu vực.
Hội thảo có sự tham gia của đại diện lãnh đạo Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông Thôn, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sứ quán Hoàng Gia Na Uy tại Việt Nam, Ủy ban Nhân dân và các ban nghành địa phương liên quan của tỉnh Phú Yên, Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam, Trung Quốc và Na Uy, Hiệp hội Chữ Thập Đỏ và Trăng Lưỡi Liềm Đỏ Quốc tế cùng các tổ chức quốc tế khác đang hoạt động trong lĩnh vực DRR tại Việt Nam.
Được sự tài trợ của Bộ Ngoại Giao Na Uy thông qua Hội Chữ Thập Đỏ Na Uy, Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam đã tiếp nhận và thực hiện dự án “Giảm thiểu rủi ro thảm họa” tại 32 xã thuộc 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên và Lào Cai với tổng ngân sách là 1,8 triệu USD trong giai đoạn 2010-2014.
Đến tháng 9/2012, dự án đã giải ngân trên 1 triệu USD cho các hoạt động tại 21 xã, gồm 10 xã thuộc 3 huyện của tỉnh Bình Định (Hoài Ân, Phù Cát, Tuy Phước), 10 xã thuộc 3 huyện của tỉnh Phú Yên (Tuy An, Tây Hòa và Đông Hòa) và 1 xã thuộc huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.
Mục tiêu của dự án là tăng cường khả năng đề kháng thiên tai của nhân dân các xã dễ bị tổn thương, đồng thời nâng cao năng lực của Chính quyền và Chữ Thập đỏ các tỉnh Bình Định, Phú Yên và Lào Cai trong công tác ứng phó, giảm nhẹ và phòng ngừa thiên tai.
Dự án đặc biệt chú trọng tới các nhóm dễ bị tổn thương gồm phụ nữ, trẻ em, người tàn tật, người già và người dân sống tại khu vực có nguy cơ cao. Sau khi thực hiện công tác đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương (VCA) tại cộng đồng, dự án tập trung vào 3 giải pháp chính nhằm giải quyết những nhu cầu bức xúc của người dân. Đó là cải thiện cơ sở hạ tầng, trang bị cơ sở vật chất; truyền thông nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của cộng đồng; nâng cao năng lực của chính quyền và Chữ Thập đỏ trong công tác giảm thiểu rủi ro thảm hoạ dựa vào cộng đồng. Các giải pháp cải thiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất được xây dựng dựa trên nhu cầu và khả năng thực tế của địa phương.
Dự án đã hỗ trợ xây dựng cầu, cống, nhà tránh lũ cộng đồng, đường bê tông, hệ thống vệ sinh/nước sạch cho các trung tâm sơ tán, hệ thống cảnh báo sớm, thuyền cứu hộ, phao cứu sinh, túi cấp cứu, trang thiết bị làm việc… cho cán bộ và tình nguyện viên Hội Chữ thập đỏ các cấp, khu dân cư và các hộ gia đình nghèo.
Các hợp phần vệ sinh, nước sạch, sinh kế và thích ứng biến đổi khí hậu cũng được lồng ghép như hỗ trợ bể lọc nước nhiễm phèn, nhà vệ sinh và hệ thống biogas gia đình, thuyền cho hộ gia đình, hệ thống xử lý rác, bồn chứa nước, trồng tre bảo vệ khu dân cư…
Các hoạt động này đều có sự đóng góp của nhân dân và chính quyền địa phương để thực hiện. Tổng giá trị đóng góp đối ứng lên tới gần 4,6 tỉ đồng, trong đó số ngày công lao động do cộng đồng đóng góp là hơn 8.000 ngày.
Trong 3 năm triển khai thực hiện, đã có hơn 100,000 lượt người được hưởng lợi trực tiếp từ các hoạt động đa dạng của dự án, trong đó có 697 cán bộ chính quyền và ban ngành, 482 giáo viên và hơn 18,000 lượt học sinh tiểu học được tập huấn, truyền thông về kiến thức kĩ năng phòng ngừa, ứng phó thảm họa và sử dụng các công trình vệ sinh, nước sạch.
Theo số liệu của Liên hợp quốc, trong giai đoạn 1990-2010, Việt Nam xếp thứ 6 trong những nước chịu thiệt hại do thiên tai, với số người chết trung bình hàng năm là 445 người, thiệt hại trung bình hàng năm là 1.2% GDP, tương đương 1.8 tỷ USD (theo sức mua). Hàng năm trung bình có hàng triệu người cần hỗ trợ để khắc phục hậu quả của thiên tai. Trong 30 năm tới, Việt Nam sẽ nằm trong “30 nước có nguy cơ cao nhất” do thiên tai và biến đổi khí hậu./.
(TTXVN)