Chuyến thăm Ấn Độ của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton được giới phân tích chính trị tại đây đánh giá là nhằm thúc đẩy quan hệ song phương, đồng thời thể hiện sự thay đổi định hướng chiến lược của Mỹ tại khu vực Nam Á.
Chuyến thăm của bà Clinton diễn ra ngay sau chuyến thăm của bà tới Trung Quốc và Bangladesh và trước khi diễn ra cuộc đối thoại chiến lược Mỹ-Ấn tại Washington vào ngày 13/6 tới càng khiến dư luận chú ý.
Theo nhận định của giới phân tích, chuyến thăm là nhằm tiếp thêm "sinh lực" cho mối quan hệ vốn bị coi là đang "mất đà" bất chấp những nỗ lực nhằm đưa hai nước xích lại gần nhau hơn. Mỹ và Ấn Độ đã trải qua những giai đoạn căng thẳng trong thời kỳ chiến tranh lạnh.
Hai nước bắt đầu tiến trình cải thiện quan hệ vào những năm 90 của thế kỷ trước dưới thời Tổng thống Bill Clinton và đã đạt được dấu ấn khi Tổng thống George W. Bush ký hiệp định chấm dứt nhiều thập niên cô lập Ấn Độ do chương trình phát triển hạt nhân của quốc gia Nam Á này.
Tuy nhiên, Mỹ vẫn thất vọng vì cho đến nay Quốc hội Ấn Độ chưa thông qua luật mở cửa thị trường bán lẻ cho Mỹ và không mặn mà hợp tác với Mỹ trong lĩnh vực hạt nhân dân sự - một lĩnh vực mà Mỹ cho rằng sẽ rất “béo bở” vì đất nước Nam Á này đang thiếu điện nghiêm trọng. Trong khi đó, Ấn Độ không hài lòng khi Mỹ áp đặt lệnh cấm vận đối với các ngân hàng của những nước mua dầu mỏ của Iran và ép Ấn Độ giảm nhập khẩu dầu mỏ từ Tehran.
Các chuyên gia của Viện nghiên cứu Heritage Foundation nhận định hiện Mỹ coi Ấn Độ như một đối tác chiến lược với tiềm năng kinh tế và chính trị ngày càng tăng góp phần thúc đẩy an ninh và ổn định ở khu vực châu Á.
Phát biểu khi tới thăm Dhakar ngay trước khi tới thăm Ấn Độ, bà Hillary cũng đã nói thẳng rằng Ấn Độ và Bangladesh là đối tác rất quan trọng của Mỹ. Mục đích chuyến thăm của bà là nhằm cụ thể hoá chính sách của Mỹ khuyến khích Ấn Độ đóng vai trò nòng cốt trong duy trì an ninh tại Afghanistan sau khi lực lượng quốc tế hoàn thành tiến trình rút quân khỏi nước này vào năm 2014. Ngoài ra, lợi ích kinh tế tại Ấn Độ là điều mà Mỹ không thể bỏ qua. Xác định tiềm năng thị trường tiêu dùng to lớn tại một quốc gia với hơn 1,2 tỷ dân, Mỹ từ lâu đã nhòm ngó vào thị trường bán lẻ của Ấn Độ.
Tuy nhiên, cho đến nay, chính phủ Ấn Độ vẫn chưa thông qua luật để mở cửa lĩnh vực này do sự phản đối của một số chính đảng, đặc biệt là đảng TC (Trinamul Congress) do bà Mamata Banerjee đứng đầu ở bang Tây Bengal. Đây chính là lý do tại sao bà Hillary bắt đầu chuyến thăm Ấn Độ từ bang Tây Bengal, chứ không phải là thủ đô New Delhi - “đầu não” chính trị của Ấn Độ.
Theo nhà bình luận Raj Mohan, nếu bà Mamata đồng ý để FDI vào lĩnh vực bán lẻ của Ấn Độ thì tại sao nước ngoài không vào Kolkata, thủ phủ Tây Bengal? Có lẽ Mỹ đã đúng khi nhắm vào bang này để làm bàn đạp để tiếp cận và dần dần mở rộng đầu tư vào thị trường bán lẻ của Ấn Độ.
Trong ba ngày thăm Ấn Độ, bà Hillary đã hội đàm với Thủ tướng Manmohan Singh. Hai bên đã đề cập đến nhiều vấn đề có tầm chiến lược quan trọng, trong đó có vấn đề hợp tác hạt nhân dân sự, chống khủng bố, tình hình tại Afghanistan và Pakistan, vấn đề Iran và an ninh. Bà Hillary và Thủ tướng Singh cũng thảo luận các biện pháp tăng cường quan hệ kinh tế giữa Mỹ và Ấn Độ, nêu lên các cơ hội đầu tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Ngoại trưởng Mỹ cũng đề cập tới nguyện vọng của Washington muốn chính phủ Ấn Độ mở cửa lĩnh vực bán lẻ cho FDI và đưa ra các biện pháp cải cách kinh tế mới.
Một số điểm đáng chú ý là mặc dù Ấn Độ đã giảm 1/3 lượng dầu nhập khẩu từ Iran, song bà Hillary vẫn tiếp tục thuyết phục Ấn Độ giảm hơn nữa việc nhập khẩu dầu của Tehran và tìm thêm các nguồn năng lượng khác. Tuy nhiên, là một nước “đói năng lượng” và muốn duy trì quan hệ truyền thống với Iran, Ấn Độ sẽ khó chấp nhận đề nghị này của Mỹ. Cũng liên quan đến vấn đề năng lượng, khi bà Hillary đề nghị Ấn Độ hợp tác trong lĩnh vực hạt nhân dân sự, Thủ tướng Singh đã nói rằng: “Ấn Độ liên kết với cộng đồng quốc tế về kiểm soát phổ biến vũ khí hạt nhân, song vẫn bảo vệ lợi ích dân tộc về đảm bảo an ninh năng lượng.”
Trước đó, ngày 6/5, bà Hillary đã gặp Thủ hiến bang Tây Bengal Mamata Banerje tại Kolkata. Phát biểu với báo giới sau cuộc gặp, Thủ hiến Banerje cho biết cuộc gặp giữa bà với Ngoại trưởng Hillary mang tính chất “xây dựng và sáng tạo”. Hai bên đã trao đổi những vấn đề cụ thể và mang tính chất xây dựng. Tại cuộc gặp, hai bên cũng bàn về văn hoá, du lịch và công nghệ thông tin.
Tại cuộc gặp Ngoại trưởng SM. Krishna ngày 8/5 ở New Delhi, kết thúc chuyến công du châu Á, bà Hillary đã bàn nhiều vấn đề khu vực, trong đó có vấn đề Iran và tình hình tại Myanmar. Bà Hillary cũng tái khẳng định lập trường của Mỹ về một loạt vấn đề, từ việc Ấn Độ cần giảm hơn nữa dầu mỏ nhập khẩu từ Iran đến việc luật hạt nhân của Ấn Độ chưa tạo ra được một sân chơi bình đẳng cho các công ty năng lượng hạt nhân của Mỹ.
Có thể nói, mối quan hệ Mỹ - Ấn nồng ấm hơn rất nhiều so với trước đây và triển vọng sẽ còn phát triển, bởi Mỹ cần Ấn Độ hơn bao giờ hết để tạo nên một đối trọng ở châu Á, góp phần ổn định khu vực, đặc biệt là tình hình an ninh tại Afghanistan sau năm 2014. Ngoài ra, Ấn Độ, với tiềm năng kinh tế to lớn và thị trường tiêu dùng cũng như thị trường lao động dồi dào sẽ giúp Mỹ thúc đẩy nền kinh tế ốm yếu đang cần “thuốc” chữa trị.
Tuy nhiên, kết quả chuyến thăm của bà Hillary chỉ mới là lời nói. Hai bên chỉ mới đề cập hoặc thảo luận nhiều vấn đề có “tầm quan trọng chiến lược,” chứ chưa có hướng đi cụ thể nào để giải quyết hoặc đạt được tiến bộ trong những vấn đề trên. Liệu quan hệ Mỹ - Ấn có thể nâng lên một tầm cao mới? Điều đó còn phụ thuộc vào kết quả cuộc đối thoại chiến lược sắp tới và những bước đi cụ thể trong các chính sách có thể làm hài lòng cả hai bên./.
Chuyến thăm của bà Clinton diễn ra ngay sau chuyến thăm của bà tới Trung Quốc và Bangladesh và trước khi diễn ra cuộc đối thoại chiến lược Mỹ-Ấn tại Washington vào ngày 13/6 tới càng khiến dư luận chú ý.
Theo nhận định của giới phân tích, chuyến thăm là nhằm tiếp thêm "sinh lực" cho mối quan hệ vốn bị coi là đang "mất đà" bất chấp những nỗ lực nhằm đưa hai nước xích lại gần nhau hơn. Mỹ và Ấn Độ đã trải qua những giai đoạn căng thẳng trong thời kỳ chiến tranh lạnh.
Hai nước bắt đầu tiến trình cải thiện quan hệ vào những năm 90 của thế kỷ trước dưới thời Tổng thống Bill Clinton và đã đạt được dấu ấn khi Tổng thống George W. Bush ký hiệp định chấm dứt nhiều thập niên cô lập Ấn Độ do chương trình phát triển hạt nhân của quốc gia Nam Á này.
Tuy nhiên, Mỹ vẫn thất vọng vì cho đến nay Quốc hội Ấn Độ chưa thông qua luật mở cửa thị trường bán lẻ cho Mỹ và không mặn mà hợp tác với Mỹ trong lĩnh vực hạt nhân dân sự - một lĩnh vực mà Mỹ cho rằng sẽ rất “béo bở” vì đất nước Nam Á này đang thiếu điện nghiêm trọng. Trong khi đó, Ấn Độ không hài lòng khi Mỹ áp đặt lệnh cấm vận đối với các ngân hàng của những nước mua dầu mỏ của Iran và ép Ấn Độ giảm nhập khẩu dầu mỏ từ Tehran.
Các chuyên gia của Viện nghiên cứu Heritage Foundation nhận định hiện Mỹ coi Ấn Độ như một đối tác chiến lược với tiềm năng kinh tế và chính trị ngày càng tăng góp phần thúc đẩy an ninh và ổn định ở khu vực châu Á.
Phát biểu khi tới thăm Dhakar ngay trước khi tới thăm Ấn Độ, bà Hillary cũng đã nói thẳng rằng Ấn Độ và Bangladesh là đối tác rất quan trọng của Mỹ. Mục đích chuyến thăm của bà là nhằm cụ thể hoá chính sách của Mỹ khuyến khích Ấn Độ đóng vai trò nòng cốt trong duy trì an ninh tại Afghanistan sau khi lực lượng quốc tế hoàn thành tiến trình rút quân khỏi nước này vào năm 2014. Ngoài ra, lợi ích kinh tế tại Ấn Độ là điều mà Mỹ không thể bỏ qua. Xác định tiềm năng thị trường tiêu dùng to lớn tại một quốc gia với hơn 1,2 tỷ dân, Mỹ từ lâu đã nhòm ngó vào thị trường bán lẻ của Ấn Độ.
Tuy nhiên, cho đến nay, chính phủ Ấn Độ vẫn chưa thông qua luật để mở cửa lĩnh vực này do sự phản đối của một số chính đảng, đặc biệt là đảng TC (Trinamul Congress) do bà Mamata Banerjee đứng đầu ở bang Tây Bengal. Đây chính là lý do tại sao bà Hillary bắt đầu chuyến thăm Ấn Độ từ bang Tây Bengal, chứ không phải là thủ đô New Delhi - “đầu não” chính trị của Ấn Độ.
Theo nhà bình luận Raj Mohan, nếu bà Mamata đồng ý để FDI vào lĩnh vực bán lẻ của Ấn Độ thì tại sao nước ngoài không vào Kolkata, thủ phủ Tây Bengal? Có lẽ Mỹ đã đúng khi nhắm vào bang này để làm bàn đạp để tiếp cận và dần dần mở rộng đầu tư vào thị trường bán lẻ của Ấn Độ.
Trong ba ngày thăm Ấn Độ, bà Hillary đã hội đàm với Thủ tướng Manmohan Singh. Hai bên đã đề cập đến nhiều vấn đề có tầm chiến lược quan trọng, trong đó có vấn đề hợp tác hạt nhân dân sự, chống khủng bố, tình hình tại Afghanistan và Pakistan, vấn đề Iran và an ninh. Bà Hillary và Thủ tướng Singh cũng thảo luận các biện pháp tăng cường quan hệ kinh tế giữa Mỹ và Ấn Độ, nêu lên các cơ hội đầu tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Ngoại trưởng Mỹ cũng đề cập tới nguyện vọng của Washington muốn chính phủ Ấn Độ mở cửa lĩnh vực bán lẻ cho FDI và đưa ra các biện pháp cải cách kinh tế mới.
Một số điểm đáng chú ý là mặc dù Ấn Độ đã giảm 1/3 lượng dầu nhập khẩu từ Iran, song bà Hillary vẫn tiếp tục thuyết phục Ấn Độ giảm hơn nữa việc nhập khẩu dầu của Tehran và tìm thêm các nguồn năng lượng khác. Tuy nhiên, là một nước “đói năng lượng” và muốn duy trì quan hệ truyền thống với Iran, Ấn Độ sẽ khó chấp nhận đề nghị này của Mỹ. Cũng liên quan đến vấn đề năng lượng, khi bà Hillary đề nghị Ấn Độ hợp tác trong lĩnh vực hạt nhân dân sự, Thủ tướng Singh đã nói rằng: “Ấn Độ liên kết với cộng đồng quốc tế về kiểm soát phổ biến vũ khí hạt nhân, song vẫn bảo vệ lợi ích dân tộc về đảm bảo an ninh năng lượng.”
Trước đó, ngày 6/5, bà Hillary đã gặp Thủ hiến bang Tây Bengal Mamata Banerje tại Kolkata. Phát biểu với báo giới sau cuộc gặp, Thủ hiến Banerje cho biết cuộc gặp giữa bà với Ngoại trưởng Hillary mang tính chất “xây dựng và sáng tạo”. Hai bên đã trao đổi những vấn đề cụ thể và mang tính chất xây dựng. Tại cuộc gặp, hai bên cũng bàn về văn hoá, du lịch và công nghệ thông tin.
Tại cuộc gặp Ngoại trưởng SM. Krishna ngày 8/5 ở New Delhi, kết thúc chuyến công du châu Á, bà Hillary đã bàn nhiều vấn đề khu vực, trong đó có vấn đề Iran và tình hình tại Myanmar. Bà Hillary cũng tái khẳng định lập trường của Mỹ về một loạt vấn đề, từ việc Ấn Độ cần giảm hơn nữa dầu mỏ nhập khẩu từ Iran đến việc luật hạt nhân của Ấn Độ chưa tạo ra được một sân chơi bình đẳng cho các công ty năng lượng hạt nhân của Mỹ.
Có thể nói, mối quan hệ Mỹ - Ấn nồng ấm hơn rất nhiều so với trước đây và triển vọng sẽ còn phát triển, bởi Mỹ cần Ấn Độ hơn bao giờ hết để tạo nên một đối trọng ở châu Á, góp phần ổn định khu vực, đặc biệt là tình hình an ninh tại Afghanistan sau năm 2014. Ngoài ra, Ấn Độ, với tiềm năng kinh tế to lớn và thị trường tiêu dùng cũng như thị trường lao động dồi dào sẽ giúp Mỹ thúc đẩy nền kinh tế ốm yếu đang cần “thuốc” chữa trị.
Tuy nhiên, kết quả chuyến thăm của bà Hillary chỉ mới là lời nói. Hai bên chỉ mới đề cập hoặc thảo luận nhiều vấn đề có “tầm quan trọng chiến lược,” chứ chưa có hướng đi cụ thể nào để giải quyết hoặc đạt được tiến bộ trong những vấn đề trên. Liệu quan hệ Mỹ - Ấn có thể nâng lên một tầm cao mới? Điều đó còn phụ thuộc vào kết quả cuộc đối thoại chiến lược sắp tới và những bước đi cụ thể trong các chính sách có thể làm hài lòng cả hai bên./.
Minh Lý/New Delhi (Vietnam+)