Phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc dẫn các số liệu của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) và Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) công bố ngày 3/2 cho biết với nhiệt độ trung bình toàn cầu năm 2011 là 14,52 độ C (58,14 độ F), năm 2011 là năm nóng nhất thứ 9 và năm mưa nhiều thứ 2 trên đất liền trong lịch sử 132 năm kể từ khi con người bắt đầu ghi và lưu trữ các số liệu về thời tiết.
Kể từ năm 1970, thập kỷ sau lại nóng hơn thập kỷ trước và 9 trong 10 năm nóng nhất được ghi nhận xảy ra trong thế kỷ 21. Bảy nước trên thế giới có nhiệt độ cao nhất trong năm 2011 là Armenia, Trung Quốc, Iran, Iraq, Kuwait, Cộng hòa Congo và Zambia.
Trong năm 2011, nhiệt độ ở Bắc cực cũng đạt kỷ lục 2,2 độ C, cao hơn nhiệt độ trung bình hàng năm từ năm 1951-1980. Trong 50 năm qua, nhiệt độ trung bình hàng năm ở Bắc cực đã tăng nhanh hơn gấp 2 lần so với nhịp độ tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu.
Theo số liệu của NASA, nhiệt độ Trái Đất hiện đã cao hơn 0,8 độ C so với một thế kỷ trước đây. Nhiệt độ trung bình hàng năm được xác định từ nhiều nhân tố bao gồm hoạt động của Mặt Trời cũng như các hiện tượng thời tiết El Nino và La Nina. Tuy nhiên, khí thải gây hiệu ứng nhà kính tích tụ trong khí quyển ngày càng trở thành nhân tố chi phối, đẩy nhiệt độ Trái Đất tăng cao và làm tình hình thời tiết ngày càng cực đoan.
Những trận mưa lớn gây lũ lụt bắt nguồn từ hiện tượng nóng lên của Trái Đất và nếu nhiệt độ này cứ tăng 1 độ C sẽ làm tăng độ ẩm của khí quyển lên 7%. Thảm họa thời tiết gây thiệt hại lớn nhất năm 2011 là trận lũ lụt nghiêm trọng ở Thái Lan gây lụt 1/3 số tỉnh của nước này trong cả nửa năm 2011, gây thiệt hại 45 tỷ USD, tương đương 14% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này.
Lũ lụt và lở đất cũng làm thiệt mạng ít nhất 1.200 người ở Philippines và 900 người ở Brazil trong năm 2011. Ngoài ra, bão lụt cũng gây thiệt hại 7,3 tỷ USD ở Mỹ và các trận hạn hán cùng những biến động chính trị từ hiện tượng thời tiết nóng lên này đã cướp đi sinh mạng của hơn 50.000 người ở châu Phi.
Các nhà khoa học NASA khẳng định việc con người phụ thuộc quá nhiều vào nhiên liệu hoá thạch như hiện nay có thể đẩy nhiệt độ Trái Đất tăng thêm 7 độ C vào cuối thế kỷ này.
Nhiệt độ tăng như vậy sẽ dẫn đến những cực đoan không thể dự báo trước về sự nóng lên của Trái Đất cũng như lượng mưa có thể gây ra những thảm họa kinh hoàng cho nhân loại. Chỉ có giải pháp giảm nhanh lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính mới có thể bảo vệ môi trường Trái Đất cũng như đảm bảo sự tồn tại của các nền văn minh./.
Kể từ năm 1970, thập kỷ sau lại nóng hơn thập kỷ trước và 9 trong 10 năm nóng nhất được ghi nhận xảy ra trong thế kỷ 21. Bảy nước trên thế giới có nhiệt độ cao nhất trong năm 2011 là Armenia, Trung Quốc, Iran, Iraq, Kuwait, Cộng hòa Congo và Zambia.
Trong năm 2011, nhiệt độ ở Bắc cực cũng đạt kỷ lục 2,2 độ C, cao hơn nhiệt độ trung bình hàng năm từ năm 1951-1980. Trong 50 năm qua, nhiệt độ trung bình hàng năm ở Bắc cực đã tăng nhanh hơn gấp 2 lần so với nhịp độ tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu.
Theo số liệu của NASA, nhiệt độ Trái Đất hiện đã cao hơn 0,8 độ C so với một thế kỷ trước đây. Nhiệt độ trung bình hàng năm được xác định từ nhiều nhân tố bao gồm hoạt động của Mặt Trời cũng như các hiện tượng thời tiết El Nino và La Nina. Tuy nhiên, khí thải gây hiệu ứng nhà kính tích tụ trong khí quyển ngày càng trở thành nhân tố chi phối, đẩy nhiệt độ Trái Đất tăng cao và làm tình hình thời tiết ngày càng cực đoan.
Những trận mưa lớn gây lũ lụt bắt nguồn từ hiện tượng nóng lên của Trái Đất và nếu nhiệt độ này cứ tăng 1 độ C sẽ làm tăng độ ẩm của khí quyển lên 7%. Thảm họa thời tiết gây thiệt hại lớn nhất năm 2011 là trận lũ lụt nghiêm trọng ở Thái Lan gây lụt 1/3 số tỉnh của nước này trong cả nửa năm 2011, gây thiệt hại 45 tỷ USD, tương đương 14% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này.
Lũ lụt và lở đất cũng làm thiệt mạng ít nhất 1.200 người ở Philippines và 900 người ở Brazil trong năm 2011. Ngoài ra, bão lụt cũng gây thiệt hại 7,3 tỷ USD ở Mỹ và các trận hạn hán cùng những biến động chính trị từ hiện tượng thời tiết nóng lên này đã cướp đi sinh mạng của hơn 50.000 người ở châu Phi.
Các nhà khoa học NASA khẳng định việc con người phụ thuộc quá nhiều vào nhiên liệu hoá thạch như hiện nay có thể đẩy nhiệt độ Trái Đất tăng thêm 7 độ C vào cuối thế kỷ này.
Nhiệt độ tăng như vậy sẽ dẫn đến những cực đoan không thể dự báo trước về sự nóng lên của Trái Đất cũng như lượng mưa có thể gây ra những thảm họa kinh hoàng cho nhân loại. Chỉ có giải pháp giảm nhanh lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính mới có thể bảo vệ môi trường Trái Đất cũng như đảm bảo sự tồn tại của các nền văn minh./.
(TTXVN/Vietnam+)