Ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, kế hoạch năm nay, EVN chỉ lãi trên 100 tỷ đồng, sau khi đã trừ khoản lỗ 3.500 tỷ đồng của hai năm 2010 và 2011 (theo yêu cầu của Chính phủ).
Sở dĩ có khoản lãi này, theo ông Đinh Quang Tri là do năm nay thời tiết thuận lợi, nước về các hồ thủy điện nhiều hơn mọi năm nên nguồn thủy điện được huy động nhiều hơn. Đặc biệt EVN đã huy động cả 6 tổ máy của Thủy điện Sơn La (công suất 2.400 MW) cùng với Thủy điện Hòa Bình (1.920 MW)… nên chỉ tính trong 11 tháng qua, sản lượng thủy điện được huy động chiếm khoảng 46% toàn hệ thống điện quốc gia và đạt 93% kế hoạch năm của riêng nguồn thủy điện.
Theo chỉ đạo của Chính phủ, trong hai năm 2012-2013, EVN sẽ phải bù khoản lỗ hai năm trước khoảng 11.000 tỷ đồng do thiếu điện phải chạy dầu giá cao. Như vậy, năm nay, EVN đã bù lỗ được 3.500 tỷ đồng, còn 7.500 tỷ đồng. Ngoài ra, khoản lỗ chênh lệch tỷ giá chưa được phân bổ đến ngày 31/12/2011 là 26.669,27 tỷ đồng, EVN sẽ phải tính theo lộ trình của tỷ giá và trả nợ.
Ông Tri cho biết, đầu tuần này, tại cuộc họp báo thông báo tình hình sản xuất kinh doanh 11 tháng của Bộ Công Thương, Bộ này đã công bố các nội dung về giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2011 của EVN. Theo đó, so với giá bán điện thương phẩm bình quân thực hiện năm 2011 là 1.226đồng/kWh, giá thành sản xuất kinh doanh điện cao hơn 56 đồng/kWh. Với sản lượng điện thương phẩm thực hiện trong năm 2011 là 94,65 tỷ kWh, cứ 1kWh điện thương phẩm cung ứng đến người tiêu thụ cuối cùng, việc sản xuất - kinh doanh điện bị lỗ 56 đồng. Theo tính toán từ chênh lệch giá thành điện và giá bán điện trong năm 2011, EVN lỗ 5.297 tỷ đồng.
Tuy nhiên, nếu tính đến thu nhập từ các hoạt động có liên quan đến sản xuất kinh doanh điện như tiền bán công suất phản kháng, lãi tiền gửi, lợi nhuận từ hoạt động đầu tư vào các công ty cổ phần phát điện, thu nhập từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và vật tư thu hồi, thu nhập từ hoạt động cho thuê cột điện, trong năm 2011, EVN chỉ lỗ 3.181 tỷ đồng.
Việc kiểm tra giá thành sản xuất kinh doanh điện 2011 được căn cứ vào 4 nguyên tắc: Tách bạch chi phí của các hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài lĩnh vực điện với chi phí sản xuất kinh doanh điện trong tất cả các khâu; tách bạch chi phí các khâu phát điện, truyền tải, phân phối, phụ trợ và quản lý ngành; chi phí mua điện từ các nhà máy điện độc lập, từ các nhà máy điện đã cổ phần hóa có ký hợp đồng mua bán điện với EVN, chi phí của các nhà máy điện thuộc công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên hạch toán độc lập với EVN xác định thông qua hợp đồng mua bán điện; chi phí sản xuất điện từ các nhà máy hạch toán phụ thuộc EVN được xác định theo các yếu tố chi phí sản xuất điện căn cứ vào số liệu chi phí đã được kiểm toán độc lập xác nhận.
Bộ Công Thương cũng cho biết, tổng các khoản chi phí chưa được tính vào giá thành sản xuất kinh doanh điện đến hết 31/12/2011 là 26.733,53 tỷ đồng, bao gồm: Chênh lệch tỷ giá chưa được phân bổ là 26.669,27 tỷ đồng, chi phí tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn chưa được phân bổ là 64,26 tỷ đồng.
Đánh giá của Bộ Công Thương cho thấy, nguyên nhân chính dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2011 của EVN bị lỗ là do diễn biến thủy văn không thuận lợi trong năm 2010 ảnh hưởng đến tình hình phát điện và cung ứng điện cho các tháng mùa khô 2011; do biến động tỷ giá hối đoái và biến động giá nhiên liệu làm tăng chi phí, đồng thời do tình hình sản xuất kinh doanh trong nước có nhiều khó khăn làm nhu cầu sử dụng điện trong toàn hệ thống thấp, dẫn đến giá bán lẻ điện thực tế thực hiện thấp hơn so với kế hoạch./.
Sở dĩ có khoản lãi này, theo ông Đinh Quang Tri là do năm nay thời tiết thuận lợi, nước về các hồ thủy điện nhiều hơn mọi năm nên nguồn thủy điện được huy động nhiều hơn. Đặc biệt EVN đã huy động cả 6 tổ máy của Thủy điện Sơn La (công suất 2.400 MW) cùng với Thủy điện Hòa Bình (1.920 MW)… nên chỉ tính trong 11 tháng qua, sản lượng thủy điện được huy động chiếm khoảng 46% toàn hệ thống điện quốc gia và đạt 93% kế hoạch năm của riêng nguồn thủy điện.
Theo chỉ đạo của Chính phủ, trong hai năm 2012-2013, EVN sẽ phải bù khoản lỗ hai năm trước khoảng 11.000 tỷ đồng do thiếu điện phải chạy dầu giá cao. Như vậy, năm nay, EVN đã bù lỗ được 3.500 tỷ đồng, còn 7.500 tỷ đồng. Ngoài ra, khoản lỗ chênh lệch tỷ giá chưa được phân bổ đến ngày 31/12/2011 là 26.669,27 tỷ đồng, EVN sẽ phải tính theo lộ trình của tỷ giá và trả nợ.
Ông Tri cho biết, đầu tuần này, tại cuộc họp báo thông báo tình hình sản xuất kinh doanh 11 tháng của Bộ Công Thương, Bộ này đã công bố các nội dung về giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2011 của EVN. Theo đó, so với giá bán điện thương phẩm bình quân thực hiện năm 2011 là 1.226đồng/kWh, giá thành sản xuất kinh doanh điện cao hơn 56 đồng/kWh. Với sản lượng điện thương phẩm thực hiện trong năm 2011 là 94,65 tỷ kWh, cứ 1kWh điện thương phẩm cung ứng đến người tiêu thụ cuối cùng, việc sản xuất - kinh doanh điện bị lỗ 56 đồng. Theo tính toán từ chênh lệch giá thành điện và giá bán điện trong năm 2011, EVN lỗ 5.297 tỷ đồng.
Tuy nhiên, nếu tính đến thu nhập từ các hoạt động có liên quan đến sản xuất kinh doanh điện như tiền bán công suất phản kháng, lãi tiền gửi, lợi nhuận từ hoạt động đầu tư vào các công ty cổ phần phát điện, thu nhập từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và vật tư thu hồi, thu nhập từ hoạt động cho thuê cột điện, trong năm 2011, EVN chỉ lỗ 3.181 tỷ đồng.
Việc kiểm tra giá thành sản xuất kinh doanh điện 2011 được căn cứ vào 4 nguyên tắc: Tách bạch chi phí của các hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài lĩnh vực điện với chi phí sản xuất kinh doanh điện trong tất cả các khâu; tách bạch chi phí các khâu phát điện, truyền tải, phân phối, phụ trợ và quản lý ngành; chi phí mua điện từ các nhà máy điện độc lập, từ các nhà máy điện đã cổ phần hóa có ký hợp đồng mua bán điện với EVN, chi phí của các nhà máy điện thuộc công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên hạch toán độc lập với EVN xác định thông qua hợp đồng mua bán điện; chi phí sản xuất điện từ các nhà máy hạch toán phụ thuộc EVN được xác định theo các yếu tố chi phí sản xuất điện căn cứ vào số liệu chi phí đã được kiểm toán độc lập xác nhận.
Bộ Công Thương cũng cho biết, tổng các khoản chi phí chưa được tính vào giá thành sản xuất kinh doanh điện đến hết 31/12/2011 là 26.733,53 tỷ đồng, bao gồm: Chênh lệch tỷ giá chưa được phân bổ là 26.669,27 tỷ đồng, chi phí tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn chưa được phân bổ là 64,26 tỷ đồng.
Đánh giá của Bộ Công Thương cho thấy, nguyên nhân chính dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2011 của EVN bị lỗ là do diễn biến thủy văn không thuận lợi trong năm 2010 ảnh hưởng đến tình hình phát điện và cung ứng điện cho các tháng mùa khô 2011; do biến động tỷ giá hối đoái và biến động giá nhiên liệu làm tăng chi phí, đồng thời do tình hình sản xuất kinh doanh trong nước có nhiều khó khăn làm nhu cầu sử dụng điện trong toàn hệ thống thấp, dẫn đến giá bán lẻ điện thực tế thực hiện thấp hơn so với kế hoạch./.
Mai Phương (TTXVN)