Các nhà quản lý kinh tế của Chính phủ Philippines nhận định GDP của nước này sẽ tăng trưởng 5-6% trong năm nay, bất chấp kinh tế toàn cầu đầy bất ổn.
Bộ trưởng Kế hoạch Kinh tế Philippines Cayetano Paderanga cho rằng mức tăng này có thể đạt được nhờ chương trình chi tiêu trị giá 72 tỷ peso (1,64 tỷ USD) của chính phủ và việc hoàn tất chương trình hợp tác giữa chính phủ và khu vực tư nhân (PPP).
Chính phủ Philippines dự đoán tăng trưởng kinh tế của nước này trong năm 2011 dao động ở mức 4,5-5,5%, trong khi các tổ chức tài chính đa phương ước tính con số này chỉ vào khoảng 3,7-3,8%.
Chính phủ Philippines dự kiến cuối tháng 1/2012 mới chính thức công bố các số liệu tăng trưởng kinh tế năm 2011.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Philippines (BSP), ông Amando Tetangco cho rằng nền tảng kinh tế vĩ mô vững chắc (sức tiêu thụ tại khu vực tư nhân mạnh và vốn đầu tư tăng) sẽ đóng vai trò chính giúp nước này trụ vững, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu sa sút và châu Âu vẫn chìm trong "cơn bão" nợ công.
Tuy nhiên, ông Tetangco cảnh báo Philippines cũng không thể "miễn dịch" với các rủi ro, trong đó rủi ro lớn nhất là kinh tế Trung Quốc có nguy cơ chững lại.
Một số chuyên gia kinh tế dự đoán kinh tế Philippines sẽ giảm tốc trong năm nay. Chuyên gia kinh tế Cid Terosa tại Đại học châu Á-Thái Bình Dương cho rằng kinh tế Philippines sẽ tăng trưởng với nhịp độ 4,5-5% năm 2012 và khó có khả năng chạy qua mốc 5%.
Giới phân tích cảnh báo, nếu không có chi tiêu tiêu dùng mạnh và đầu tư tư nhân lớn, tăng trưởng sẽ vẫn ở mức thấp và sẽ cản trở những nỗ lực của chính phủ trong cuộc chiến chống đói nghèo.
Mới đây, Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng tăng trưởng GDP của Philippines chỉ ở mức 3,7% năm 2011 và sẽ đạt 4,2% trong năm 2012. Còn HSBC đã hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế của nước này năm 2011 và 2012 xuống còn 3,6%, so với các con số được đưa ra trước đó lần lượt là 4,3% và 4,8%.
Theo HSBC, tốc độ tăng GDP của Philippines yếu thứ hai trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), chỉ đứng trước Thái Lan./.
Bộ trưởng Kế hoạch Kinh tế Philippines Cayetano Paderanga cho rằng mức tăng này có thể đạt được nhờ chương trình chi tiêu trị giá 72 tỷ peso (1,64 tỷ USD) của chính phủ và việc hoàn tất chương trình hợp tác giữa chính phủ và khu vực tư nhân (PPP).
Chính phủ Philippines dự đoán tăng trưởng kinh tế của nước này trong năm 2011 dao động ở mức 4,5-5,5%, trong khi các tổ chức tài chính đa phương ước tính con số này chỉ vào khoảng 3,7-3,8%.
Chính phủ Philippines dự kiến cuối tháng 1/2012 mới chính thức công bố các số liệu tăng trưởng kinh tế năm 2011.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Philippines (BSP), ông Amando Tetangco cho rằng nền tảng kinh tế vĩ mô vững chắc (sức tiêu thụ tại khu vực tư nhân mạnh và vốn đầu tư tăng) sẽ đóng vai trò chính giúp nước này trụ vững, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu sa sút và châu Âu vẫn chìm trong "cơn bão" nợ công.
Tuy nhiên, ông Tetangco cảnh báo Philippines cũng không thể "miễn dịch" với các rủi ro, trong đó rủi ro lớn nhất là kinh tế Trung Quốc có nguy cơ chững lại.
Một số chuyên gia kinh tế dự đoán kinh tế Philippines sẽ giảm tốc trong năm nay. Chuyên gia kinh tế Cid Terosa tại Đại học châu Á-Thái Bình Dương cho rằng kinh tế Philippines sẽ tăng trưởng với nhịp độ 4,5-5% năm 2012 và khó có khả năng chạy qua mốc 5%.
Giới phân tích cảnh báo, nếu không có chi tiêu tiêu dùng mạnh và đầu tư tư nhân lớn, tăng trưởng sẽ vẫn ở mức thấp và sẽ cản trở những nỗ lực của chính phủ trong cuộc chiến chống đói nghèo.
Mới đây, Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng tăng trưởng GDP của Philippines chỉ ở mức 3,7% năm 2011 và sẽ đạt 4,2% trong năm 2012. Còn HSBC đã hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế của nước này năm 2011 và 2012 xuống còn 3,6%, so với các con số được đưa ra trước đó lần lượt là 4,3% và 4,8%.
Theo HSBC, tốc độ tăng GDP của Philippines yếu thứ hai trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), chỉ đứng trước Thái Lan./.
Hương Giang (TTXVN/Vietnam+)