Một nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học thuộc Viện công nghệ Massachusetts, Mỹ, phát hiện ra trong não phải của con người tồn tại một “nam châm đạo đức.”
Nam châm này có thể chi phối sự phán đoán đúng-sai của con người.
Để chứng minh cho phát hiện trên, trong quá trình thí nghiệm so sánh, các nhà khoa học đã lắp đặt một nam châm có từ tính rất mạnh vào bên tai phải của 12 tình nguyện viện với thời gian là 25 phút.
Mục đích là để trắc nghiệm sự khác biệt trong phán đoán đúng sai của những tình nguyện viên này.
Cụ thể, các nhà khoa học đã đưa ra một giả định: Một đôi tình nhân đang đi dạo trong rừng, tuy đã biết chính xác sự nguy hiểm của con đường phía trước, nhưng người bạn trai không nói cho bạn nữ biết mà một mình rời khỏi cô ta.
Khi chưa có sự can thiệp bằng nam châm, 12 tình nguyện viên đều đưa ra phán đoán rằng “hành động của người bạn trai là không thể chấp nhận được.”
Tuy nhiên, sau khi tiếp nhận sự can thiệp bằng nam châm, một bộ phận tình nguyện viên đã thay đổi quan điểm trước đó của mình, cho rằng “trên một mức độ nhất định có thể thông cảm cho hành động của người bạn trai.”
Các nhà khoa học kết luận rằng, việc can thiệp bằng nam châm đã chi phối đến sự phán đoán đúng-sai của con người./.
Nam châm này có thể chi phối sự phán đoán đúng-sai của con người.
Để chứng minh cho phát hiện trên, trong quá trình thí nghiệm so sánh, các nhà khoa học đã lắp đặt một nam châm có từ tính rất mạnh vào bên tai phải của 12 tình nguyện viện với thời gian là 25 phút.
Mục đích là để trắc nghiệm sự khác biệt trong phán đoán đúng sai của những tình nguyện viên này.
Cụ thể, các nhà khoa học đã đưa ra một giả định: Một đôi tình nhân đang đi dạo trong rừng, tuy đã biết chính xác sự nguy hiểm của con đường phía trước, nhưng người bạn trai không nói cho bạn nữ biết mà một mình rời khỏi cô ta.
Khi chưa có sự can thiệp bằng nam châm, 12 tình nguyện viên đều đưa ra phán đoán rằng “hành động của người bạn trai là không thể chấp nhận được.”
Tuy nhiên, sau khi tiếp nhận sự can thiệp bằng nam châm, một bộ phận tình nguyện viên đã thay đổi quan điểm trước đó của mình, cho rằng “trên một mức độ nhất định có thể thông cảm cho hành động của người bạn trai.”
Các nhà khoa học kết luận rằng, việc can thiệp bằng nam châm đã chi phối đến sự phán đoán đúng-sai của con người./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)