Theo phóng viên TTXVN tại Nam Phi, làn sóng đình công ở quốc gia này đã lan rộng tới mức nguy hiểm khiến giới truyền thông Nam Phi phải miêu tả như một "trận cháy rừng" mà cảnh sát và quân đội có thể sẽ lại được huy động để dập tắt.
Ngày 3/10, trong khi 75.000 công nhân tại nhiều mỏ bạch kim và mỏ vàng vẫn không quay lại với công việc sau bảy tuần đình công và 28.000 tài xế xe tải vẫn tiếp tục phá hoại những xe tải chạy trên đường và hành hung tài xế không tham gia đình công, công nhân tại mỏ sắt Sishen của Công ty Kumba, mỏ vàng Kusasalethu của Công ty Harmony Gold và mỏ antraxit Somkhele của Công ty Petmin cũng đã từ chối làm việc. Thậm chí tại mỏ Somkhele, trong một cuộc xô xát, một nhân viên bảo vệ đã thiệt mạng.
[Tập đoàn Nam Phi đuổi 5.000 thợ mỏ vì đình công]
Hồi trung tuần tháng Chín vừa qua, Lực lượng Quốc phòng Nam Phi (SANDF) cũng đã từng phải triển khai khoảng 1.000 binh sỹ đến mỏ bạch kim của Công ty Lonmin ở Marikana, gần thành phố Johannesburg, nhằm giúp chấm dứt tình trạng bạo lực phát sinh từ các cuộc đình công của công nhân.
Tuy nhiên, việc làn sóng đình công lan sang mỏ sắt Sishen ở tỉnh Bắc Kếp của Công ty Kumba, một trong 10 nhà sản xuất quặng sắt lớn nhất thế giới, được xem là hết sức nghiêm trọng vì tháng 12 năm ngoái, công ty này đã từng thưởng khá hậu hĩnh cho những nhân viên làm việc từ năm năm trở lên.
Trong khi đó, cuộc đình công kéo dài hai tuần nay của 28.000 tài xế xe tải đòi tăng 12% lương bắt đầu gây xáo trộn trong hoạt động kinh tế-xã hội.
Đài truyền hình SABC của Nam Phi cùng ngày cho biết các trạm xăng khô kiệt, các siêu thị, hiệu thuốc thiếu hàng hóa và nếu tình trạng này kéo dài, các máy rút tiền tự động ATM cũng sẽ trống rỗng. Trong khi hàng hóa chất đống tại các cảng biển thì các nhà máy lại lâm vào tình trạng thiếu hụt nguyên liệu đầu vào và dồn ứ hàng hóa đầu ra. Hoạt động giao thương bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Theo các nhà kinh tế, làn sóng đình công hiện nay đã làm cho GDP của nền kinh tế lớn nhất châu Phi này sụt giảm 0,5%. Họ còn bày tỏ lo ngại rằng nếu đình công lan sang lĩnh vực khai thác than thì mức độ sẽ hết sức nghiêm trọng, bởi nhiệt điện đang đóng góp tới 85% sản lượng điện của Nam Phi.
Trước tình trạng căng thẳng hiện nay, giới chủ mỏ Nam Phi cho biết họ sẵn sàng xem xét lại các thỏa luận về lương bổng với các thợ mỏ vàng. Theo kế hoạch, Phòng Khai mỏ (COM - tổ chức tập hợp đông đảo chủ mỏ) sẽ nhóm họp trong ngày 9/10 tới và đưa ra một số đề xuất để giải quyết vấn đề.
Động thái được quyết định sau khi COM có những trao đổi với Liên đoàn thợ mỏ quốc gia (NUM). Ngày 3/10, NUM tuyên bố thắng lợi và cho biết COM sẽ đưa ra đề nghị mới về lương bổng cho thợ mỏ tại cuộc họp sắp tới.
Cũng trong ngày tại Nam Phi, Tổng thống nước này Jacob Zuma đã bổ nhiệm bà Naledi Pandor làm Bộ trưởng Nội vụ, sau khi người tiền nhiệm Nkosazana Dlamini-Zuma chuyển sang đảm nhận chức Chủ tịch Ủy ban Liên minh châu Phi (AUC).
Ngoài ra, Tổng thống Zuma cũng bổ nhiệm Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Derek Hanekom làm Bộ trưởng bộ này, chức vụ mà bà Pandor nắm giữ trước đó. Hai bộ trưởng mới tuyên thệ nhậm chức vào ngày hôm nay (4/10) tại Văn phòng Tổng thống ở thủ đô Pretoria./.
Ngày 3/10, trong khi 75.000 công nhân tại nhiều mỏ bạch kim và mỏ vàng vẫn không quay lại với công việc sau bảy tuần đình công và 28.000 tài xế xe tải vẫn tiếp tục phá hoại những xe tải chạy trên đường và hành hung tài xế không tham gia đình công, công nhân tại mỏ sắt Sishen của Công ty Kumba, mỏ vàng Kusasalethu của Công ty Harmony Gold và mỏ antraxit Somkhele của Công ty Petmin cũng đã từ chối làm việc. Thậm chí tại mỏ Somkhele, trong một cuộc xô xát, một nhân viên bảo vệ đã thiệt mạng.
[Tập đoàn Nam Phi đuổi 5.000 thợ mỏ vì đình công]
Hồi trung tuần tháng Chín vừa qua, Lực lượng Quốc phòng Nam Phi (SANDF) cũng đã từng phải triển khai khoảng 1.000 binh sỹ đến mỏ bạch kim của Công ty Lonmin ở Marikana, gần thành phố Johannesburg, nhằm giúp chấm dứt tình trạng bạo lực phát sinh từ các cuộc đình công của công nhân.
Tuy nhiên, việc làn sóng đình công lan sang mỏ sắt Sishen ở tỉnh Bắc Kếp của Công ty Kumba, một trong 10 nhà sản xuất quặng sắt lớn nhất thế giới, được xem là hết sức nghiêm trọng vì tháng 12 năm ngoái, công ty này đã từng thưởng khá hậu hĩnh cho những nhân viên làm việc từ năm năm trở lên.
Trong khi đó, cuộc đình công kéo dài hai tuần nay của 28.000 tài xế xe tải đòi tăng 12% lương bắt đầu gây xáo trộn trong hoạt động kinh tế-xã hội.
Đài truyền hình SABC của Nam Phi cùng ngày cho biết các trạm xăng khô kiệt, các siêu thị, hiệu thuốc thiếu hàng hóa và nếu tình trạng này kéo dài, các máy rút tiền tự động ATM cũng sẽ trống rỗng. Trong khi hàng hóa chất đống tại các cảng biển thì các nhà máy lại lâm vào tình trạng thiếu hụt nguyên liệu đầu vào và dồn ứ hàng hóa đầu ra. Hoạt động giao thương bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Theo các nhà kinh tế, làn sóng đình công hiện nay đã làm cho GDP của nền kinh tế lớn nhất châu Phi này sụt giảm 0,5%. Họ còn bày tỏ lo ngại rằng nếu đình công lan sang lĩnh vực khai thác than thì mức độ sẽ hết sức nghiêm trọng, bởi nhiệt điện đang đóng góp tới 85% sản lượng điện của Nam Phi.
Trước tình trạng căng thẳng hiện nay, giới chủ mỏ Nam Phi cho biết họ sẵn sàng xem xét lại các thỏa luận về lương bổng với các thợ mỏ vàng. Theo kế hoạch, Phòng Khai mỏ (COM - tổ chức tập hợp đông đảo chủ mỏ) sẽ nhóm họp trong ngày 9/10 tới và đưa ra một số đề xuất để giải quyết vấn đề.
Động thái được quyết định sau khi COM có những trao đổi với Liên đoàn thợ mỏ quốc gia (NUM). Ngày 3/10, NUM tuyên bố thắng lợi và cho biết COM sẽ đưa ra đề nghị mới về lương bổng cho thợ mỏ tại cuộc họp sắp tới.
Cũng trong ngày tại Nam Phi, Tổng thống nước này Jacob Zuma đã bổ nhiệm bà Naledi Pandor làm Bộ trưởng Nội vụ, sau khi người tiền nhiệm Nkosazana Dlamini-Zuma chuyển sang đảm nhận chức Chủ tịch Ủy ban Liên minh châu Phi (AUC).
Ngoài ra, Tổng thống Zuma cũng bổ nhiệm Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Derek Hanekom làm Bộ trưởng bộ này, chức vụ mà bà Pandor nắm giữ trước đó. Hai bộ trưởng mới tuyên thệ nhậm chức vào ngày hôm nay (4/10) tại Văn phòng Tổng thống ở thủ đô Pretoria./.
(TTXVN)