Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng sản xuất nước mắm Phan Thiết,” diễn ra ngày 23/5, tại thành phố Phan Thiết do Liên hiệp Hội Khoa học kỹ thuật tỉnh Bình Thuận phối hợp với Hiệp hội nước mắm Phan Thiết tổ chức.
Tại hội thảo, các đại biểu thảo luận và đưa ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của thương hiệu nước mắm Phan Thiết như nâng cấp cở sở hạ tầng sản xuất; giám sát chặt chẽ quy trình sản xuất; tăng cường thanh kiểm tra các khu chế biến, xây dựng các biện pháp chế tài nghiêm khắc đối với các trường hợp vi phạm.
Bên cạnh đó, Hiệp hội cần hỗ trợ, hướng dẫn kỹ thuật để các đơn vị sản xuất đạt điều kiện an toàn thực phẩm, áp dụng các quy trình tiến bộ hướng đến chứng nhận chỉ dẫn địa lý. Để quảng bá và phát triển sản phẩm chủ lực này, cần xây dựng khu chợ bán sản phẩm nước mắm; liên kết với hiệp hội du lịch để quảng bá thương hiệu đến với du khách.
Hội thảo cũng quan tâm đến vấn đề về môi trường trong sản xuất nước mắm. Phần lớn các cơ sở sản xuất hiện nay còn thủ công, hạ tầng cơ sở thiếu tập trung, không đồng bộ…
Nước mắm là một trong những sản phẩm chủ lực của Bình Thuận, có mặt ở hầu hết thị trường trong nước và đang từng bước tiến tới xuất khẩu. Hiện, toàn tỉnh có hơn 200 cơ sở sản xuất nước mắm; trong đó có 43 tổ chức, cá nhân được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý. Bình quân, Bình Thuận sản xuất khoảng 10 triệu lít nước mắm/năm.
Tuy nhiên, một số cơ sở sản xuất vì lợi nhuận đã chế biến nước mắm không đúng tiêu chuẩn; sử dụng phụ gia, đường hóa học, pha đấu nhiều loại nước mắm khác nhau làm cho nước mắm có độ đạm thấp. Năm 2011, trong các đợt thanh kiểm tra định kỳ, số lượng các cơ sở sản xuất đạt chất lượng đạt 90%.
Tuy nhiên trong một đợt giám sát ngẫu nhiên của Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng với Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng thì kết quả hoàn toàn trái ngược. Trong đó 31/40 mẫu của 46 cơ sở không đạt về hàm lượng đạm toàn phần và muối theo công bố trên nhãn, 38/40 mẫu có hàm lượng histamine (chất gây dị ứng, ngộ độc) vượt quá giới hạn cho phép./.
Tại hội thảo, các đại biểu thảo luận và đưa ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của thương hiệu nước mắm Phan Thiết như nâng cấp cở sở hạ tầng sản xuất; giám sát chặt chẽ quy trình sản xuất; tăng cường thanh kiểm tra các khu chế biến, xây dựng các biện pháp chế tài nghiêm khắc đối với các trường hợp vi phạm.
Bên cạnh đó, Hiệp hội cần hỗ trợ, hướng dẫn kỹ thuật để các đơn vị sản xuất đạt điều kiện an toàn thực phẩm, áp dụng các quy trình tiến bộ hướng đến chứng nhận chỉ dẫn địa lý. Để quảng bá và phát triển sản phẩm chủ lực này, cần xây dựng khu chợ bán sản phẩm nước mắm; liên kết với hiệp hội du lịch để quảng bá thương hiệu đến với du khách.
Hội thảo cũng quan tâm đến vấn đề về môi trường trong sản xuất nước mắm. Phần lớn các cơ sở sản xuất hiện nay còn thủ công, hạ tầng cơ sở thiếu tập trung, không đồng bộ…
Nước mắm là một trong những sản phẩm chủ lực của Bình Thuận, có mặt ở hầu hết thị trường trong nước và đang từng bước tiến tới xuất khẩu. Hiện, toàn tỉnh có hơn 200 cơ sở sản xuất nước mắm; trong đó có 43 tổ chức, cá nhân được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý. Bình quân, Bình Thuận sản xuất khoảng 10 triệu lít nước mắm/năm.
Tuy nhiên, một số cơ sở sản xuất vì lợi nhuận đã chế biến nước mắm không đúng tiêu chuẩn; sử dụng phụ gia, đường hóa học, pha đấu nhiều loại nước mắm khác nhau làm cho nước mắm có độ đạm thấp. Năm 2011, trong các đợt thanh kiểm tra định kỳ, số lượng các cơ sở sản xuất đạt chất lượng đạt 90%.
Tuy nhiên trong một đợt giám sát ngẫu nhiên của Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng với Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng thì kết quả hoàn toàn trái ngược. Trong đó 31/40 mẫu của 46 cơ sở không đạt về hàm lượng đạm toàn phần và muối theo công bố trên nhãn, 38/40 mẫu có hàm lượng histamine (chất gây dị ứng, ngộ độc) vượt quá giới hạn cho phép./.
Hồng Hiếu (TTXVN)