Ngày 3/6, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức Diễn đàn hiệu quả viện trợ lần thứ ba với chủ đề “Nâng cao hiệu quả viện trợ vì sự phát triển bền vững” nhằm thảo luận các vấn đề sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA; đánh giá vai trò của nguồn vốn ODA đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam.
Ông Hồ Quang Minh, Vụ trưởng Vụ Kinh tế đối ngoại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, năm 2011 đánh dấu một bước ngoặt cho những vấn đề liên quan đến hiệu quả và tác động của viện trợ quốc tế tại Việt Nam. Các nguồn tài chính hợp tác phát triển tập trung hỗ trợ các mục tiêu ưu tiên phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam thông qua việc xây dựng Đề án định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA cho thời kỳ mới và Nghị định mới về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA.
Chính phủ Việt Nam đã thể hiện sự quan tâm bằng chỉ đạo xây dựng Đề án Định hướng thu hút, sử dụng và quản lý nguồn vốn ODA và các khoản vay ưu đãi khác của các nhà tài trợ thời kỳ 2011-2015. Để đảm bảo tính khả thi, Đề án ODA 2011-2015 được xây dựng theo hướng đảm bảo giữa cung và cầu về ODA và các khoản vay kém ưu đãi của nhà tài trợ.
Đối với nhu cầu, sẽ xác định các ngành, lĩnh vực ưu tiên, nhu cầu sử dụng nguồn vốn theo nguyên tắc mang lại hiệu quả sử dụng cao nhất nguồn vốn này. Đối với nguồn cung, sẽ phối hợp chặt chẽ với các nhà tài trợ để xác định khả năng cung cấp các nguồn vốn này và lĩnh vực các nhà tài trợ quan tâm.
Đối với đầu tư từ khu vực tư nhân, Đề án sẽ đưa ra chính sách tạo thuận lợi cho khu vực tư nhân tiếp cận nguồn vốn vay ODA ưu đãi và kém ưu đãi, đặc biệt thông qua hình thức hợp tác công-tư (PPP) để phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của Chính phủ trên nguyên tắc chia sẻ lợi ích và rủi ro giữa các bên.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh cho biết, một trong những vấn đề quan trọng được các bên quan tâm hiện nay trong quá trình xây dựng Đề án ODA đó là vấn đề phân công lao động và bổ trợ trên cơ sở lợi thế cạnh tranh giữa các nguồn vốn hợp tác phát triển và giữa nguồn vốn này với các nguồn tài chính phát triển khác như đầu tư từ nguồn ngân sách, đầu tư từ khu vực tư nhân. Đây được xem là một cách thức để nâng cao hiệu quả viện trợ, gắn kết giữa viện trợ và phát triển.
Việt Nam tiếp tục đóng vai trò đi đầu trong việc thực hiện các sáng kiến nâng cao hiệu quả viện trợ ở diễn đàn khu vực và quốc tế. Chính phủ Việt Nam và các đối tác phát triển đang cố gắng thực hiện các cam kết và chỉ tiêu của Tuyên bố Paris và Cam kết Hà Nội về hiệu quả viện trợ.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ở Việt Nam hiện có 51 nhà tài trợ, trong đó có 28 nhà tài trợ song phương và 23 nhà tài trợ đa phương, đóng góp khoảng 3-4% cho GDP của Việt Nam thời kỳ 2006-2010. Tuy nhiên, hiện tượng các nhà tài trợ tập trung quá mức trong một số ngành, lĩnh vực và sao nhãng hỗ trợ cho lĩnh vực ưu tiên khác đã được ghi nhận.
Trong thời kỳ 2006-2010 có tới 53% các nhà tài trợ hoạt động trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn và 46% các nhà tài trợ trong lĩnh vực quản lý nhà nước. Những dự án trong cùng một ngành/lĩnh vực với quy mô nguồn vốn tài trợ khác nhau đều đòi hỏi phải thực hiện các quy trình và thủ tục chuẩn bị, thẩm định và phê duyệt dự án như nhau. Điều này làm gia tăng chi phí giao dịch và quá tải cho những đơn vị quản lý, nhất là cấp cơ sở, nơi năng lực quản lý dự án còn nhiều bất cập.
Trong 5 năm qua, tổng số vốn ODA cam kết cho Việt Nam đạt 31,7 tỷ USD, tăng 21,5% so với giai đoạn 5 năm trước đó. Các chương trình, dự án tài trợ được ký kết trong thời kỳ này đạt 20,1 tỷ USD, tăng 17,9% so với 5 năm trước. Vốn giải ngân được trong thời kỳ này đạt 13,8 tỷ USD, tăng 17%.
Nguồn vốn ODA đã được huy động để hỗ trợ những lĩnh vực ưu tiên phát triển cao nhất của Việt Nam, đặc biệt là tăng cường cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, phát triển thể chế và nguồn nhân lực, đồng thời chú trọng tới những vấn đề mới như ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu./.
Ông Hồ Quang Minh, Vụ trưởng Vụ Kinh tế đối ngoại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, năm 2011 đánh dấu một bước ngoặt cho những vấn đề liên quan đến hiệu quả và tác động của viện trợ quốc tế tại Việt Nam. Các nguồn tài chính hợp tác phát triển tập trung hỗ trợ các mục tiêu ưu tiên phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam thông qua việc xây dựng Đề án định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA cho thời kỳ mới và Nghị định mới về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA.
Chính phủ Việt Nam đã thể hiện sự quan tâm bằng chỉ đạo xây dựng Đề án Định hướng thu hút, sử dụng và quản lý nguồn vốn ODA và các khoản vay ưu đãi khác của các nhà tài trợ thời kỳ 2011-2015. Để đảm bảo tính khả thi, Đề án ODA 2011-2015 được xây dựng theo hướng đảm bảo giữa cung và cầu về ODA và các khoản vay kém ưu đãi của nhà tài trợ.
Đối với nhu cầu, sẽ xác định các ngành, lĩnh vực ưu tiên, nhu cầu sử dụng nguồn vốn theo nguyên tắc mang lại hiệu quả sử dụng cao nhất nguồn vốn này. Đối với nguồn cung, sẽ phối hợp chặt chẽ với các nhà tài trợ để xác định khả năng cung cấp các nguồn vốn này và lĩnh vực các nhà tài trợ quan tâm.
Đối với đầu tư từ khu vực tư nhân, Đề án sẽ đưa ra chính sách tạo thuận lợi cho khu vực tư nhân tiếp cận nguồn vốn vay ODA ưu đãi và kém ưu đãi, đặc biệt thông qua hình thức hợp tác công-tư (PPP) để phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của Chính phủ trên nguyên tắc chia sẻ lợi ích và rủi ro giữa các bên.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh cho biết, một trong những vấn đề quan trọng được các bên quan tâm hiện nay trong quá trình xây dựng Đề án ODA đó là vấn đề phân công lao động và bổ trợ trên cơ sở lợi thế cạnh tranh giữa các nguồn vốn hợp tác phát triển và giữa nguồn vốn này với các nguồn tài chính phát triển khác như đầu tư từ nguồn ngân sách, đầu tư từ khu vực tư nhân. Đây được xem là một cách thức để nâng cao hiệu quả viện trợ, gắn kết giữa viện trợ và phát triển.
Việt Nam tiếp tục đóng vai trò đi đầu trong việc thực hiện các sáng kiến nâng cao hiệu quả viện trợ ở diễn đàn khu vực và quốc tế. Chính phủ Việt Nam và các đối tác phát triển đang cố gắng thực hiện các cam kết và chỉ tiêu của Tuyên bố Paris và Cam kết Hà Nội về hiệu quả viện trợ.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ở Việt Nam hiện có 51 nhà tài trợ, trong đó có 28 nhà tài trợ song phương và 23 nhà tài trợ đa phương, đóng góp khoảng 3-4% cho GDP của Việt Nam thời kỳ 2006-2010. Tuy nhiên, hiện tượng các nhà tài trợ tập trung quá mức trong một số ngành, lĩnh vực và sao nhãng hỗ trợ cho lĩnh vực ưu tiên khác đã được ghi nhận.
Trong thời kỳ 2006-2010 có tới 53% các nhà tài trợ hoạt động trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn và 46% các nhà tài trợ trong lĩnh vực quản lý nhà nước. Những dự án trong cùng một ngành/lĩnh vực với quy mô nguồn vốn tài trợ khác nhau đều đòi hỏi phải thực hiện các quy trình và thủ tục chuẩn bị, thẩm định và phê duyệt dự án như nhau. Điều này làm gia tăng chi phí giao dịch và quá tải cho những đơn vị quản lý, nhất là cấp cơ sở, nơi năng lực quản lý dự án còn nhiều bất cập.
Trong 5 năm qua, tổng số vốn ODA cam kết cho Việt Nam đạt 31,7 tỷ USD, tăng 21,5% so với giai đoạn 5 năm trước đó. Các chương trình, dự án tài trợ được ký kết trong thời kỳ này đạt 20,1 tỷ USD, tăng 17,9% so với 5 năm trước. Vốn giải ngân được trong thời kỳ này đạt 13,8 tỷ USD, tăng 17%.
Nguồn vốn ODA đã được huy động để hỗ trợ những lĩnh vực ưu tiên phát triển cao nhất của Việt Nam, đặc biệt là tăng cường cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, phát triển thể chế và nguồn nhân lực, đồng thời chú trọng tới những vấn đề mới như ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu./.
Thúy Hiền (TTXVN/Vietnam+)