Trong hai ngày 13 và 14/12, tại Trường Đại học Phạm Văn Đồng, Quảng Ngãi, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý và chuyên trách về công tác y tế trường học các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung-Tây Nguyên.
Tham gia hội nghị có 175 đại biểu đại diện các vụ, cục chuyên môn thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các bác sĩ chuyên khoa thuộc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Mắt Sài Gòn- Hà Nội, Công ty cổ phần ứng dụng Khoa học và công nghệ MITEC; cán bộ chuyên trách về y tế 75 trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên và hơn 50 trường học từ mầm non đến phổ thông trung học của tỉnh Quảng Ngãi.
Các đại biểu sẽ được nghe các tham luận chuyên đề: Tổng quan về công tác y tế trường học, thuận lợi, khó khăn và phương hướng trong giai đoạn tới; triển khai Chương trình phối hợp liên ngành Y tế-Giáo dục và Đào tạo về bảo vệ, giáo dục và chăm sóc sức khỏe trẻ em, học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; phương pháp truyền thông về giáo dục phòng chống HIV/AIDS cho học sinh, sinh viên trong trường học; an toàn vệ sinh thực phẩm trong trường học; phòng chống tay chân miệng, sốt xuất huyết, cúm H1N1, H5N1 đối với lứa tuổi học sinh, sinh viên; chăm sóc sức khỏe về mắt cho học sinh, sinh viên trong trường học; giới thiệu và hướng dẫn sử dụng phần mềm thống kê quản lý về công tác y tế trường học; vệ sinh cá nhân môi trường; công tác đảm bảo nước sạch và vệ sinh môi trường trong trường học.
Thạc sĩ Hà Thị Dung, Phó Vụ trưởng Vụ công tác học sinh, sinh viên (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết: Hiện nay cả nước có hơn 22 triệu học sinh, sinh viên, chiếm khoảng 26% dân số. Do đó, công tác chăm sóc, đảm bảo sức khỏe tốt cho các em là một trong những mục tiêu quan trọng của các trường học. Đầu tư cho y tế, giáo dục là góp phần nâng cao chất lượng giáo dục; chăm sóc sức khỏe cho học sinh, sinh viên là bảo đảm an toàn trường học, phát triển bền vững và thực hiện an sinh xã hội.
Công tác y tế trường học thời gian qua đã thực sự có những chuyển biến cả về lượng và chất. Với chủ trương "phòng bệnh hơn chữa bệnh", trong 5 năm qua các dịch bệnh đã được ngăn chặn và khống chế, không để lây lan trong trường học, chưa có dịch bệnh và ngộ độc lớn xảy ra trong trường học. Công tác khám, phân loại, quản lý hồ sơ sức khỏe học sinh, sinh viên ngày càng được quan tâm, nên đã phát hiện sớm và điều trị kịp thời những trường hợp học sinh, sinh viên có vấn đề về sức khỏe.
Thông qua việc lồng ghép các nội dung về giáo dục sức khỏe, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường vào chương trình giảng dạy và tổ chức các hoạt động truyền thông về giáo dục sức khỏe, nhờ đó học sinh, sinh viên đã chuyển biến về nhận thức, chủ động chăm sóc sức khỏe bản thân và tích cực tham gia công tác phòng chống dịch bệnh trong nhà trường và cộng đồng. Nhiều chương trình y tế trong các trường học như: phòng chống dịch bệnh cúm A H5N1, H1N1, sốt xuất huyết, lao, bệnh chân tay miệng; phòng chống bệnh tật học đường như bệnh về răng, mắt, cong vẹo cột sống; về an toàn vệ sinh thực phẩm, suy dinh dưỡng, nước sạch vệ sinh môi trường, phòng chống HIV/AIDS đã được các trường học triển khai kịp thời, hiệu quả, số học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế ngày càng tăng cao.
Tuy nhiên, công tác y tế trường học vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Một số tỉnh trong khu vực chưa có Ban chỉ đạo y tế trường học cấp tỉnh; đội ngũ cán bộ y tế trường học vừa thiếu vừa yếu, chưa được đãi ngộ thỏa đáng; kế hoạch đầu tư cho giáo dục, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe học sinh, sinh viên hàng năm chưa được quan tâm đúng mức; nguồn kinh phí dành cho y tế trường học còn thiếu..., nhất là các vùng sâu, vùng xa, hải đảo, công tác y tế trường học còn gặp rất nhiều khó khăn.
Để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác y tế trường học, đưa công tác này đi vào thường xuyên, có chất lượng và đồng đều ở các vùng miền, nhiều đại biểu cho rằng thời gian tới, phải có chiến lược đào tạo đội ngũ cán bộ y tế trường học nhằm lấp dần khoảng trống về đội ngũ cán bộ y tế; có cơ chế đãi ngộ thỏa đáng và thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý y tế tại các trường học... góp phần tạo dựng một thế hệ học sinh, sinh viên trong tương lai có trí tuệ, thể lực tốt, đáp ứng công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước./.
Tham gia hội nghị có 175 đại biểu đại diện các vụ, cục chuyên môn thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các bác sĩ chuyên khoa thuộc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Mắt Sài Gòn- Hà Nội, Công ty cổ phần ứng dụng Khoa học và công nghệ MITEC; cán bộ chuyên trách về y tế 75 trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên và hơn 50 trường học từ mầm non đến phổ thông trung học của tỉnh Quảng Ngãi.
Các đại biểu sẽ được nghe các tham luận chuyên đề: Tổng quan về công tác y tế trường học, thuận lợi, khó khăn và phương hướng trong giai đoạn tới; triển khai Chương trình phối hợp liên ngành Y tế-Giáo dục và Đào tạo về bảo vệ, giáo dục và chăm sóc sức khỏe trẻ em, học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; phương pháp truyền thông về giáo dục phòng chống HIV/AIDS cho học sinh, sinh viên trong trường học; an toàn vệ sinh thực phẩm trong trường học; phòng chống tay chân miệng, sốt xuất huyết, cúm H1N1, H5N1 đối với lứa tuổi học sinh, sinh viên; chăm sóc sức khỏe về mắt cho học sinh, sinh viên trong trường học; giới thiệu và hướng dẫn sử dụng phần mềm thống kê quản lý về công tác y tế trường học; vệ sinh cá nhân môi trường; công tác đảm bảo nước sạch và vệ sinh môi trường trong trường học.
Thạc sĩ Hà Thị Dung, Phó Vụ trưởng Vụ công tác học sinh, sinh viên (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết: Hiện nay cả nước có hơn 22 triệu học sinh, sinh viên, chiếm khoảng 26% dân số. Do đó, công tác chăm sóc, đảm bảo sức khỏe tốt cho các em là một trong những mục tiêu quan trọng của các trường học. Đầu tư cho y tế, giáo dục là góp phần nâng cao chất lượng giáo dục; chăm sóc sức khỏe cho học sinh, sinh viên là bảo đảm an toàn trường học, phát triển bền vững và thực hiện an sinh xã hội.
Công tác y tế trường học thời gian qua đã thực sự có những chuyển biến cả về lượng và chất. Với chủ trương "phòng bệnh hơn chữa bệnh", trong 5 năm qua các dịch bệnh đã được ngăn chặn và khống chế, không để lây lan trong trường học, chưa có dịch bệnh và ngộ độc lớn xảy ra trong trường học. Công tác khám, phân loại, quản lý hồ sơ sức khỏe học sinh, sinh viên ngày càng được quan tâm, nên đã phát hiện sớm và điều trị kịp thời những trường hợp học sinh, sinh viên có vấn đề về sức khỏe.
Thông qua việc lồng ghép các nội dung về giáo dục sức khỏe, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường vào chương trình giảng dạy và tổ chức các hoạt động truyền thông về giáo dục sức khỏe, nhờ đó học sinh, sinh viên đã chuyển biến về nhận thức, chủ động chăm sóc sức khỏe bản thân và tích cực tham gia công tác phòng chống dịch bệnh trong nhà trường và cộng đồng. Nhiều chương trình y tế trong các trường học như: phòng chống dịch bệnh cúm A H5N1, H1N1, sốt xuất huyết, lao, bệnh chân tay miệng; phòng chống bệnh tật học đường như bệnh về răng, mắt, cong vẹo cột sống; về an toàn vệ sinh thực phẩm, suy dinh dưỡng, nước sạch vệ sinh môi trường, phòng chống HIV/AIDS đã được các trường học triển khai kịp thời, hiệu quả, số học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế ngày càng tăng cao.
Tuy nhiên, công tác y tế trường học vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Một số tỉnh trong khu vực chưa có Ban chỉ đạo y tế trường học cấp tỉnh; đội ngũ cán bộ y tế trường học vừa thiếu vừa yếu, chưa được đãi ngộ thỏa đáng; kế hoạch đầu tư cho giáo dục, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe học sinh, sinh viên hàng năm chưa được quan tâm đúng mức; nguồn kinh phí dành cho y tế trường học còn thiếu..., nhất là các vùng sâu, vùng xa, hải đảo, công tác y tế trường học còn gặp rất nhiều khó khăn.
Để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác y tế trường học, đưa công tác này đi vào thường xuyên, có chất lượng và đồng đều ở các vùng miền, nhiều đại biểu cho rằng thời gian tới, phải có chiến lược đào tạo đội ngũ cán bộ y tế trường học nhằm lấp dần khoảng trống về đội ngũ cán bộ y tế; có cơ chế đãi ngộ thỏa đáng và thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý y tế tại các trường học... góp phần tạo dựng một thế hệ học sinh, sinh viên trong tương lai có trí tuệ, thể lực tốt, đáp ứng công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước./.
Nguyễn Đăng Lâm (TTXVN)